1. Đề thi học kì 2 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 2 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 2 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 2 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 2 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 2 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 2 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 2 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 2 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 2 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ÁNH TRĂNG
| Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cứa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ trong vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. |
|
(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Tự do
C. Năm chữ
D. Lục bát
Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
A. Rưng rưng
B. Lo âu
C. Ngại ngùng
D. Vô cảm
Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?
A. Hồi nhỏ
B. Hồi về thành phố
C. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố
D. Hồi chiến tranh
Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng
D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
A. Nói
B. Bảo
C. Thấy
D. Nghĩ
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nói quá
D. Nói giảm, nói tránh
Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng
Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình”?
A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua
B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa
D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa
Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?
Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Tự do C. Năm chữ D. Lục bát |
Phương pháp:
Chú ý số tiếng, số câu
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ năm chữ
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào? A. Rưng rưng B. Lo âu C. Ngại ngùng D. Vô cảm |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc rưng rưng
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào? A. Hồi nhỏ B. Hồi về thành phố C. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố D. Hồi chiến tranh |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm: Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì? A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình B. Biết được giá trị của người nào đó C. Người có hiểu biết rộng D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình |
Phương pháp:
Dựa vào ngữ cảnh xác định nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào? A. Nói B. Bảo C. Thấy D. Nghĩ |
Phương pháp:
Dựa vào ngữ cảnh xác định nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ “nghĩ”
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm, nói tránh |
Phương pháp:
Đọc bài thơ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì? A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng |
Phương pháp:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa tượng trưng
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.5 điểm)
Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình”? A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua
=> Đáp án: A
Câu 9 (1.0 điểm)
Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống? |
Phương pháp:
Từ nội dung rút ra câu chuyện mà bài thơ nhắn nhủ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.
Câu 10 (1.0 điểm)
Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm. |
Phương pháp:
Từ nội dung bài thơ, lựa chọn câu tục ngữ phù hợp có nội dung tương tự
Lời giải chi tiết:
Tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. |
Phương pháp:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài
- Thu thập tài liệu
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Liệt kê bất kì ý tưởng nào của em về câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em đã chọn
- Dàn ý cần đảm bảo:
+ Lí lẽ phong phú, xác đáng
+ Bằng chứng đa dạng, thuyết phục
+ Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bàn về vấn đề trong cuộc sống có rất nhiều câu tục ngữ và danh ngôn hay, có ý nghĩa. Nhưng có lẽ câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất chính là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ muốn bàn luận về cách sống và thái độ sống của con người.
Vậy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa như thế nào. Như chúng ta đã biết “mực” là thứ mà người xưa dùng trong viết lách, loại mực tài dùng với bút lông mỗi lần viết phải đổ nước và mài mực. Sau đó, chấm lên bút lông viết nét đậm nét thanh vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, loại mực này rất bền nếu chẳng may bị dính vào quần áo hoặc tay chân thì rất khó để rửa sạch. Bên cạnh đó ý nghĩa của từ “mực” trong câu tục ngữ này còn thể hiện sự xấu xa, những điều không tốt. Những thói hư tật xấu trong xã hội. Nếu chúng ta mà bị nó dính vào người, ở gần nó thì sẽ bị dính bẩn bị lây nhiễm những thói xấu, khiến cho thanh danh, và tương lai của chúng ta khó mà rửa sạch được. Còn “đèn” chính là thứ chúng ta dùng để thắp sáng, soi sáng giúp mọi thứ có thể nhìn rõ hơn. Hay “đèn” chính là để chỉ những điều tốt đẹp, môi trường sống sạch và lối sống sạch thì khi sống trong môi trường này ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải, trở thành người có ích.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được ông cha ta ngày xưa đúc kết lên từ những kinh nghiệm cuộc sống. Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh mình. Nếu con người được sống trong một môi trường lành mạnh nhiều điều tích cực thì con người sẽ được học hỏi những điều tốt đẹp, phát huy được sở trường của mình. Còn nếu con người sống trong môi trường toàn những điều xấu con người đó sẽ trì trệ và trở nên xấu tính hơn. Trong mỗi gia đình, cha mẹ người thân chính là một tấm gương để cho các bạn trẻ, những em bé noi gương theo, bắt chước nếu cha mẹ không gương mẫu thì khó lòng dạy dỗ con cháu nên người. Chính vì vậy, muốn hình thành nhân cách tốt cho trẻ thì chính cha mẹ phải là người làm gương cho con cái trước tiên. Một gia đình luôn hòa thuận yêu thương nhau thì con cái nhất định sẽ hiếu thảo, lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Trong một tập thể lớp cũng vậy, nếu cả lớp tiên tiến, xuất sắc cùng nhau đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm học tập tốt, cùng giúp đỡ những bạn còn yếu kém vươn lên bằng cả tấm lòng thì nhất định tập thể ấy sẽ vững mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có nhiều người có bản lĩnh vững vàng không dễ bị lôi kéo vào những điều xấu xa, dù họ sống trong một môi trường bùn lầy hôi tanh nhưng những người đó như những bông hoa sen thơm ngát “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó chính là những con người vô cùng bản lĩnh. Nhiều người sinh ra trong gia đình không hạnh phúc cha mẹ không hòa thuận, nhưng bản thân những người con trong gia đình đó, lại rất nỗ lực vượt khó để có thể thành công, có một tương lai rộng mở hơn.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn tốt để chơi tránh xa những thói hư tật xấu, những điều không hay trong xã hội để trở thành con người có ích, đóng góp sức mình cho xã hội.
Chương V. Ánh sáng
Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Unit 0. Welcome
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt
Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7