Đề bài
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 4. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lý. Viết một đoạn văn ngắn 5 -7 dòng (0,5 điểm)
Lời giải chi tiết
Câu 1. Đoạn trích chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích: Nói về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người, nêu thực trạng và kêu gọi mọi người, xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi bởi đó là vấn đề văn hóa.
Câu 3. Đặt nhan đề: Thời gian nhàn rỗi/ Sử dụng thời gian nhàn rỗi/ Thời gian nhàn rỗi - vấn đề văn hóa…
Câu 4.
– Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn, đúng quy định về số dòng
– Nội dung: Nêu ít nhất 3 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách hợp lý.
Ví dụ: đọc sách, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ, du lịch…
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 12
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 7 – Hóa học 12
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
Unit 5. Cultural Identity
Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ