LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Đề kiểm tra 45 phút phần 3 - Đề số 4

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám.

C. Đề Sặt.

D. Đề Nguyên.

Câu 2: Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do.

B. Tổ chức phản công để phá vòng vây.

C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp.

D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước.

Câu 3: Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật?

A. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán.

B. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh.

C. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư.

D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh.

Câu 4: Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là gì?

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp.

D.  Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh.

Câu 5: Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện gì?

A. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế.

B. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay.

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh.

Câu 6. Đâu là lí do khiến thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn cống quy mô lên Yên Thế trong giai đoạn 1909-1913?

A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Trung Kì.

C. Do Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

D. Do Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội.

Câu 7. Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra.

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.

D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến.

Câu 8. Đề Thám đã có chủ trương gì để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng?

A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do.

B. Tổ chức phản công để phá vòng vây.

C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp.

D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước.

Câu 9. Tại sao cuộc kháng chiến của đồng bào miền núi trong những năm cuối thế kỉ XIX lại nổ ra muộn hơn vùng đồng bằng?

A. Thực dân Pháp chưa chiếm được vùng niền núi.

B. Thực dân Pháp tiến hành bình định sớm hơn.

C. Thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn.

D. Đồng bào miền núi có tinh thần đấu tranh kém hơn.

Câu 10. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

B. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.

D. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) So sánh sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia của phong trào Cần vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

A

B

A

B

C

C

D

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913 để trả lời.

Cách giải:

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế.

Chọn: B

Câu 2:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời.

Cách giải:

Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897.

Chọn: C

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế để trả lời

Cách giải:

Giữa thế kỉ XIX, sự sa sút về nông nghiệp đã khiến nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Trong đó một bộ phận kéo lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

Chọn: A

Câu 4:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời

Cách giải:

- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A).

- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D)

- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C)

Chọn: A

Câu 5:

Phương pháp: Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời

Cách giải:

Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp. Năm 1894, sau khi phục kích bắt được chủ đồn điền người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế. Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Tuy nhiên đây chỉ là cái cớ vì thực chất thời kì này thực dân Pháp đã đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, cần phải ổn định tình hình ở khu vực trung du miền núi phía Bắc để tập trung vào khai thác nên muốn nhanh chóng dẹp yên cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh.

=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận.

Cách giải:

Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 133, suy luận.

Cách giải: 

Vùng trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành binh định muộn hơn. Chính vì thế phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài hơn.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Nội dung

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Mục tiêu đấu tranh

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

=> Mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

Đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mang tính tự vệ.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Chỉ có nông dân.

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved