Đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điếm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
A. Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.
B.Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại,
C. Oxi không màu và không có mùi.
D. Oxi cần thiết cho cuộc sống.
Câu 2. Quá trình nào sau đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt
B. Sự cháy của than và củi.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 3. Khi oxi hoá 4,8 gam kim loại M bằng oxi thu được 8 gam oxit MO. M là kim loại nào sau đây?
A. Fe (56) B. Ca (40)
C. Mg (24) D. Pb (207)
Câu 4. Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi.
B. Tất cả các oxit kim loại đều là oxit bazơ.
C. Không khí là hợp chất của oxi
D.Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
Câu 5. Khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp khí gồm 3,2 gam khí oxi và 8,8 gam cacbonic là
A.42 gam. B. 38 gam.
C. 44 gam. D. 40 gam.
Câu 6. Thể tích không khí để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan (CH4) là (các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất)
A.16 lít. B. 40 lít.
C. 20 lít. D. 10 lít.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Có ba lọ đựng khí oxi, nitơ và cacbonic không màu. Nêu phương pháp hoá học để phân biệt mỗi lọ khí và viết PTHH nếu có.
Câu 2. (3 điểm) Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột nhôm và magie trong đó bột magie là 2,4 gam cần 7,84 lít khí oxi (đktc). Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
(Biết: Al = 27 ; Mg = 24)
Câu 3. (2 điểm) Tính thể tích khí oxi thu được ớ đktc khi phân hủy 15,8 gam KMn04, ở nhiệt độ cao. Với thể tích khí oxi đó có đủ oxi hoá hoàn toàn 3,2 gam bột lưu huỳnh không?
(Biết: K = 39 ; Mn = 55 ; O = 16 ; S = 32)
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Trả lời đứng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1. B Câu 2. C Câu 3. C
Câu 4. D Câu 5. D Câu 6.C
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Dẫn lần lượt các khí vào nước vôi trong, khí làm nước vôi vẩn đục là khí CO2:
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\)
- Cho tàn đóm vào hai lọ khí còn lại tàn đóm bùng cháy là khí O2:
\(C + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow C{O_2}\)
- Còn lại là khí N2.
Câu 2. (3 điểm)
PTHH:
\(\eqalign{
& 4Al + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2A{l_2}{O_3} \cr
& 2Mg + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2MgO \cr} \)
\({n_{{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{Mg}} = 0,05\,\,mol\)
Mà tổng số mol oxi ở 2PTHH là : noxi = 0,35 (mol).
Ở phương trình 1 : noxi = 0,3 (mol); nAl = 0,4 (mol).
Khối lượng Al = 10,8 (gam).
%Al = 81,82%
% Mg = 18,18%
Câu 3. (2 điểm)
PTHH: 2KMn04 \(\to\) K2M04 + Mn02 + 02
Số mol KMn04 = 0,1 (mol).
Số mol 02 = 0,05 (mol)
\( \Rightarrow {V_{{O_2}}} =1,12\) (lit) (đktc)
\(S + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow S{O_2}\)
0,1 mol S cần 0,1 mol O2
\( \Rightarrow \) Khí O2 không đủ để oxi hóa 3,2 g S.
Chủ đề 8. Mùa hè
Bài 21. Con người và môi trường địa lí
Chương 4. Oxi - không khí
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIÊT NAM (1858 đến năm 1918)
Phần Địa lí