Đề bài
Câu 1: Đâu là dụng cụ dùng để đo chiều dài?
A. Nhiệt kế B. Thước cuộn C. Đồng hồ bấm giây D. Lực kế
Câu 2: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là:
A. 1000 lần B. 500 lần C. 2000 lần D. 3000 lần
Câu 3: Khoa học tự nhiên là:
A. Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.
B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người.
C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất.
D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống.
Câu 4: Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính:
A. Mặt kính B. Tay cầm
C. Khung kính D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Vật nào dưới đây chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi:
A. Nấm tai mèo B. Virus C. Rêu D. Con muỗi
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:
A. Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
B. Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
C. Tìm ra cách điều chế thuốc sử dụng để chữa bệnh
D. Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích …
Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây không phải đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên:
A. Các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên B. Sinh học
C. Địa chất D. Lịch sử
Câu 8: Đây là vườn cây sau khi bị cháy, nhận định nào sau đây đúng?
A. Những cây này là những vật sống
B. Những cây này là những vật không sống
C. Những cây này vừa là vật sống vừa là vật không sống
D. Cả ba đáp án trên đúng
Câu 9: Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào?
A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Giá đỡ
Câu 10: Tại sao ngành sinh học lại là ngành khoa học sự sống?
A. Đối tượng nghiên cứu đa dạng
B. Đối tượng nghiên cứu là sinh vật sống
C. Đối tượng nghiên cứu là vật không sống
D. Đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng tự nhiên
Đáp án
1. B | 2. D | 3. A | 4. C | 5. B |
6. D | 7. D | 8. B | 9. A | 10. B |
Câu 1:
Đâu là dụng cụ dùng để đo chiều dài? A. Nhiệt kế B. Thước cuộn C. Đồng hồ bấm giây D. Lực kế |
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết giới thiệu một số dụng cụ đo.
Lời giải chi tiết:
Dụng cụ dùng để đo chiều dài là thước cuộn.
Đáp án B.
Câu 2:
Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là: A. 1000 lần B. 500 lần C. 2000 lần D. 3000 lần |
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết kính hiển vi.
Lời giải chi tiết:
Độ phóng đại lớn nhất của kính hiển vi quang học hiện nay là 3000 lần.
Đáp án D.
Câu 3:
Khoa học tự nhiên là: A. Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người. C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất. D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống. |
Lời giải chi tiết:
Đáp án B, C, D là các ứng dụng của nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Đáp án A.
Câu 4:
Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính: A. Mặt kính B. Tay cầm C. Khung kính D. Cả ba đáp án trên đều đúng |
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết kính lúp.
Lời giải chi tiết:
Bộ phận được sử dụng để bảo vệ kính là khung kính.
Đáp án C.
Câu 5:
Vật nào dưới đây chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi: A. Nấm tai mèo B. Virus C. Rêu D. Con muỗi |
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết phần kính hiển vi.
Lời giải chi tiết:
Virus chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi do chúng có kích thước vô cùng nhỏ bé.
Những sinh vật khác có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp.
Đáp án B.
Câu 6:
Nhận định nào sau đây đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên: A. Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống. B. Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. C. Tìm ra cách điều chế thuốc sử dụng để chữa bệnh D. Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích … |
Lời giải chi tiết:
Đáp án A, B, C là những lợi ích của khoa học tự nhiên
Đáp án D là tác hại của khoa học tự nhiên gây ra cho môi trường.
Đáp án D.
Câu 7:
Lĩnh vực nào sau đây không phải đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên: A. Các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên B. Sinh học C. Địa chất D. Lịch sử |
Lời giải chi tiết:
Đáp án A, B, C là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
Đáp án D là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội.
Đáp án D.
Câu 8:
Đây là vườn cây sau khi bị cháy, nhận định nào sau đây đúng?
A. Những cây này là những vật sống B. Những cây này là những vật không sống C. Những cây này vừa là vật sống vừa là vật không sống D. Cả ba đáp án trên đúng |
Lời giải chi tiết:
Vườn cây sau khi bị cháy, những cây này từ những vật sống trở thành những vật không sống vì không còn khả năng trao đổi chất, lớn lên, cảm ứng và sinh sản.
Đáp án B.
Câu 9:
Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Giá đỡ |
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết kính hiển vi quang học.
Lời giải chi tiết:
Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận vật kính (10x, 40x, 100x).
Đáp án A.
Câu 10:
Tại sao ngành sinh học lại là ngành khoa học sự sống? A. Đối tượng nghiên cứu đa dạng B. Đối tượng nghiên cứu là sinh vật sống C. Đối tượng nghiên cứu là vật không sống D. Đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng tự nhiên |
Lời giải chi tiết:
Sinh học là ngành khoa học sự sống do đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó xoay quanh các sinh vật sống.
Đáp án B.
Unit 3: Friends
Đề thi học kì 2
Unit 3. Wild Life
Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Giải Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 CTST
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6