Đề bài
Câu 1: (1 điểm) Trong các oxit sau oxit nào là oxit bazo?
A.SO2 B. CuO
C. Al2O3 D. CO
Câu 2: (1 điểm) Để phân biết các oxit: Na2O, P2O3, CaO người ta có thể dùng :
A.nước và quỳ tím.
B. dung dịch HCl
C. nước
D. quỳ tím khô.
Câu 3: ( 1 điểm) Để thu khí O2 từ hỗn hợp gồm: O2, CO2, SO2 người ta cho hỗn hợp khí đi qua:
A.dung dịch NaOH lấy dư.
B. nước.
C. CaO (rắn).
D. dung dịch axit sunfuric.
Câu 4: (1 điểm) Oxit canxi tác dụng được với: nước (1), dung dịch axit HCl (2), khí CO2 (3), khí CO (4). Các tính chất đúng là:
A.(1), (4). B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 5: (1 điểm) Cho Mg, các dung dịch: H2SO4, HCl, NaOH. Số sản phẩm tạo ra (không kể H2O) khi cho các chất đó tác dụng với nhau từng đôi một là:
A.3 B.4
C.5 D.6.
Câu 6 (2 điểm): Cho sơ đồ sau: cacbon -> X1 -> X2 -> X3 -> Ca(OH)2.
Trong đó: X1, X2, X3 lần lượt là:
A.CO2, CaCO3, CaO.
B. CO, CO2, CaCl2.
C. CO2, Ca(HCO3)2, CaO.
D. CO, CaO, CaCl2.
Câu 7 (1 điểm): Để phân biệt oxit canxi và oxit natri có thể dùng:
A.nước.
B. dung dịch axit clohidric.
C. khí cacbon dioxit.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 8 (2 điểm): Nung 120 gam một loại đá vôi (trong đó CaCO3 chiếm 80% khối lượng) với hiệu suất 90%, khối lượng CaO thu được là:
(Ca = 40, C = 12, O = 16).
A.96 gam B. 48,38 gam.
C. 86,4 gam D. 67,2 gam.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | A | D | C | A | A | B |
2.Lời giải:
Câu 1: (B) Oxit của kim loại là oxit bazo, Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 2: (A) Hòa tan vào nước Na2O tạo ra dung dịch kiềm; P2O5 tạo ra dung dịch axit; CaO tạo ra bazo ít tan; dung dịch không tan trong suốt như dung dịch NaOH.
Câu 3: (A) CO2 và SO2 là 2 oxit axit nên bị dung dịch NaOH tác dụng tạo muối tan trong nước, O2 không tác dụng dung dịch NaOH và không tan trong nước.
Câu 4: (D)
CaO + H2O \(\to\) Ca(OH)2
CaO + 2HCl \(\to\) CaCl2 + H2o
CaO + CO2 \(\to\) CaCO3.
Câu 5: (C)
\(\eqalign{ & {H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O \cr & {H_2}S{O_4} + Mg \to MgS{O_4} + {H_2} \cr & HCl + NaOH \to NaCl + {H_2}O \cr & 2HCl + Mg \to MgC{l_2} + {H_2} \cr} \)
Câu 6: (A)
\(\eqalign{ & C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2} \cr & CaO + C{O_2} \to CaC{O_3} \cr & CaC{O_3}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow CaO + C{O_2} \cr & CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2} \cr} \)
Câu 7: (A)
Ca(OH)2 tạo bazo ít tan dung dịch không trong suốt như dung dịch NaOH.
Câu 8: (B)
Ta có phương trình phản ứng:
CaCO3 CaO + CO2 (1)
m CaCO3 có trong 120 gam đá vôi trên là:
120 . 80% = 96 gam
n CaCO3 = 96 : 100 = 0,96 (mol)
(1) n CaO = n CaCO3= 0,96 mol
Mặt khác, phản ứng nhiệt phân trên có H% = 90%
=> n CaO sinh ra thực tế = 0,96 . 90% = 0,864 mol
=> m CaO thực tế = 48,384 gam
Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
CHƯƠNG III. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Đề thi vào 10 môn Toán Lâm Đồng
Đề thi học kì 1
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 2