Đề bài
Câu 1: Khi nung nóng than cốc với CaO, CuO, FeO, PbO thì phản ứng xảy ra với :
A. CuO và FeO
B. CuO,FeO, PbO
C. CaO và CuO
D. CaO,CuO,FeO và PbO
Câu 2: Thuốc nổ đen là hỗn hợp
A. KNO3, C và S.
B. KNO3 và S.
C. KClO3, C và S.
D. KClO3 và S.
Câu 3: Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KMnO4 (11). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 12
B. 9
C. 11
D. 10
Câu 4: Trong phản ứng sau: HNO3 + C → CO2 + NO2 + H2O. Cacbon là
A. chất bị khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử.
D. chất nhận electron.
Câu 5: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước
Câu 6: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. đám cháy do xăng, dầu.
B. đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. đám cháy do magie hoặc nhôm.
D. đám cháy do khí ga.
Câu 7: Khử hoàn toàn 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và một oxit sắt bằng CO thu được 10,32 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Thể tích CO (đktc) đã dùng cho quá trình trên là:
A. 10,304 lít.
B. 1,0304 lít.
C. 5,152 lít.
D. 51,52 lít.
Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3.
B. Chỉ có Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
D. Ca(HCO3)2 và CO2.
Câu 9: Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 3,78 gam muối clorua. Giá trị của V là
A. 6,720 lít.
B. 3,360 lít.
C. 0,224 lít.
D. 0,672 lít.
Câu 10: Trong các cặp chất sau đây:
a) C + H2O
b)(NH4)2CO3 + KOH
c) NaOH + CO2
d) CO2 + Ca(OH)2
e) K2CO3 + BaCl2
g) Na2CO3 + Ca(OH)2
h) CaCO3 + HCl
i) HNO3 + NaHCO3
k) CO + CuO.
Nhóm gồm các cặp chất mà phản ứng giữa các chất sinh ra sản phẩm khí là:
A. a, b, d, i, k
B. b, c, d, h, k
C. c, d, e, g, k
D. a, b, h, i, k
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. D | 2. A | 3. B | 4. C | 5. C |
6. C | 7. C | 8. C | 9. D | 10. D |
Lời giải chi tiết:
Câu 1
Các oxit FeO, CuO, PbO phản ứng với C → Kim loại
CaO + 3C → CaC2 + CO ( nhiệt độ cao lò điện và khí quyển trơ )
Đáp án D
Câu 2:
Thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm KNO3, C và S.
Đáp án A
Câu 3:
C phản ứng lần lượt với O2, CO2, H2, Fe3O4, SiO2, CaO, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, H2O
(1) C + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CO2
=> Tính khử
(2) C + CO2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)2CO
=> Tính khử
(3) C + 2H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CH4
=> Tính oxi hóa
(4) C + Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 3CO + Fe
=> Tính khử
(5) 2C + SiO2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)Si + 2CO
=> Tính khử
(6) 3C + CaO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CaC2 + CO
=> Tính khử
(7) 2C + 2H2SO4 đặc → 2CO2 + SO2 + 2H2O
=> Tính khử
(8) C + 4HNO3 đặc →CO2 + 4NO2 + 2H2O
=> Tính khử
(9) C + H2O \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CO + H2
=> Tính khử
Đáp án B
Câu 4:
\(\mathop C\limits^0 \to \mathop C\limits^{ + 4} + 4e\)
=> C nhường e => C là chất khử (hay chất bị oxi hóa)
Đáp án C
Câu 5:
Nhận định đúng là: Tất cả muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
A sai vì các muối cacbonat như CaCO3, MgCO3, … đều không tan trong nước
B sai vì các muối cacbonat của kim loại kiềm không bị nhiệt phân
D sai vì các muối cacbonat kim loại kiềm đều tan trong nước
Đáp án C
Câu 6:
Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy Mg vì có phản ứng:
CO2 + 2Mg \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2MgO + C
C sinh ra dễ cháy làm đám cháy to hơn
Đáp án C
Câu 7:
Oxit + CO → KL + CO2
Đặt nCO = nCO2 = x mol
BTKL: m oxit + mCO = mKL + mCO2
→ 14 + 28x = 10,32 + 44x
→ x = 0,23 mol
→ VCO = 0,23.22,4 = 5,152 lít
Đáp án C
Câu 8:
nOH- = 2nCa(OH)2 = 0,075.2 = 0,15 mol
nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
1< nOH-/nCO2 = 0,15 : 0,1 = 1,5 < 2
=> Tạo 2 muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2
Đáp án C
Câu 9:
CO32- + 2HCl → CO2 + 2Cl- + H2O
1 mol 2 mol 1 mol 2 mol
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{clorua}}\, - \,{m_{cacbonat}}}}{{71 - 60}} = \frac{{3,78 - 3,45}}{{71 - 60}} = 0,03mol\)
=> VCO2 = 0,03.22,4 = 0,672 lít
Đáp án D
Câu 10:
Ta có PTHH của phản ứng:
a) C + H2O \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO↑ + H2↑
C + 2H2O \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2↑ + 2H2↑
b) (NH4)2CO3 + 2KOH → 2NH3↑+ K2CO3 + 2H2O
c) NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
e) K2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2KCl
g) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
h) CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
i) HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + H2O + CO2↑
k) CO + CuO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Cu + CO2↑
Vậy các phản ứng tạo khí là: a, b, h, i, k
Đáp án D
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Unit 3: Global warming
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Chương III. Công nghệ thức ăn chăn nuôi
Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hóa học hữu cơ
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11