Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?
A. Chiến tranh thế giới.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh xâm lược.
D. Chiến tranh hạt nhân.
Câu 2. Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?
A. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.
Câu 3. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là lực lượng nào?
A. Tư bản tài chính.
B. Chủ nghĩa thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc.
D. Chủ nghĩa phát xít.
Câu 4. Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Đón rước phái viên và toàn quyền mới.
C. Phong trào Đông Dương đại hội.
D. Đấu tranh báo chí.
Câu 5. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
A. Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản.
B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. Đức, Tây Ban Nha, Italia.
D. Đức, Áo - Hung.
Câu 6. Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?
A. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.
B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
C. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
D. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào dân chủ 1936 - 1939 theo các nội dung: kẻ thù, nhiệm vụ, mục tiêu, hình thức đấu tranh, phương pháp đấu tranh?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | C | D | B | B | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 76.
Cách giải:
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới (sau là Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 77.
Cách giải:
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương để tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế thế giới.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 77.
Cách giải:
Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 78.
Cách giải:
Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là công nhân và nông dân, biểu dương lực lượng qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 76.
Cách giải:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 77.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
Nội dung | 1930 - 1931 | 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc, phong kiến và tay sai | Phản động thuộc địa và tay sai |
Nhiệm vụ | Chống đế quốc, chống phong kiến. | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai |
Mục tiêu | Giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày | Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
Hình thức đấu tranh | Bí mật, bất hợp pháp | Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, bán công khai |
Phương pháp đấu tranh | - Đấu tranh vũ trang - Cướp chính quyền | - Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện,… - Tập hợp lực lượng đấu tranh trong một mặt trận nhân dân thống nhất. |
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
CHƯƠNG 4. HIDROCACBON. NHIÊN LIỆU
Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận
Unit 4: Learning A New Language - Học một ngoại ngữ
SBT tiếng Anh 9 mới tập 2