Đề bài
Câu 1. Áp suất là gì ? Đơn vị đo áp suất? Làm cách nào để tăng áp suất?
Câu 2.
a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0,5m x 0,3m x 2m, khối lượng riêng 5000kg/m\(^3\). Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất này ?
b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền thay đổi như thế nào?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
+ Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.
+ Đơn vị đo áp suất là N/m\(^2\).
+ Để tăng áp suất thì ta cần: Tăng áp lực, hoặc giảm diện tích bị ép.
Câu 2.
a) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là :
Thể tích miếng gỗ là:
\(V = 0,5.0,3.2 = 0,3\,m^3\)
Khối lượng miếng gỗ là:
\(m = D.V= 5000.0,3 = 1500 \,kg\)
Trọng lượng miếng gỗ là:
\(P = 10m = 10.1500 = 15000\,N\)
Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt \(S_1= 0,5 . 2 = 1 (m^2)\) có diện tích lớn nhất. Vì vậy, nếu cho khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và có giá trị: \(P_1 = 15000 : 1 = 15000 (N/m ).\)
b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi ta có
Thể tích miếng gỗ là :
\(V = 1. 0,6 . 4 = 2,4\,m^3\)
Khối lượng miếng gỗ là:
\(m =D.V = 5000.2,4 = 12.000\, kg\)
Trọng lượng miếng gỗ là:
\(P =10m = 10.12000 = 120.000\,N\)
Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích \(S_1 = 1.4 = 4\,m^2\)
Vì vậy \(p_1 = 120000 : 4 = 30000\,N/m^2\)
Vậy áp suất tăng lên gấp đôi.
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN – GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917-1945)
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 8