Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1: Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?
A. Khởi nghĩa Yên Bái.
B. Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
D. Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
D. An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
Câu 3: Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11 - 1930).
C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930).
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935).
Câu 4: Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930)?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Trần Phú.
D. Lê Hồng Phong.
Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
C. Ba tổ chức cộng sản ra đời.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 6. Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại
A. Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10-1930).
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
C. Đại hội lần thứ nhất BCH TW Đảng (3-1935).
D. Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (5-1941).
Câu 7. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố nào?
A. Phong trào công nhân, phong trào dân tộc dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào công nhân.
D. Phong trào dân tộc dân chủ, phong trào yêu nước.
Câu 8. Tại sao nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phong trào công nhân và phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B. Chứng tỏ liên minh công – nông là sức mạnh nòng cốt của cách mạng.
C. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống Pháp.
D. Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Câu 9. Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Luận cương chính trị (10-1930)?
A. Xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
B. Xác định nhiệm vụ chiến lược và chống đế quốc và chống phong kiến.
C. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D. Sau khi hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền, tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)?
A. Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa.
B. Không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc.
D. Không xây dựng được mối quan hệ quốc tế với phong trào cách mạng thế giới.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | A | C | D | A | B | A | B | D |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào những sự kiện diễn ra đầu năm 1930 để trả lời
Cách giải:
Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì.
Chọn: C
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh triệu tập hội nghị thành lập Đảng để trả lời.
Cách giải:
Tại Hội nghị hợp nhất Đảng năm 1930 có sự tham gia của hội viên tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào nội dung các hội nghị của Đảng trong năm 1930 để trả lời.
Cách giải:
Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Chọn: A
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào nội dung Hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời của Đảng để trả lời.
Cách giải:
Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 71.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đã đánh dấu chấm dứt hoàn toàn thời kì khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 70.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10-1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 71.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba nhân tố: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 71, suy luận.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phong trào công nhân và phong trào cách mạng Việt Nam do đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trước năm 1930, phong trào yêu nước của nhân đan ta diễn ra lien tục, sôi nổi, quyết liệt song đều thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Từ khi Đảng ra đời đã vạch ra một đường lối cách mạng đúng đắn đó là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chọn: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 70-71, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: đều thuộc nội dung của Luận cương chính trị (10-1930).
- Đáp án B: Luận cương đưa ra nhiệm vụ chiến lược là chống phong kiến và chống đế quốc. Nội dung trên thuộc Cương lĩnh chính trị.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá
Cách giải:
Những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) bao gồm:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
=> Đáp án D: không phải hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930).
Chọn: D
Đề thi vào 10 môn Toán Hà Nam
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Đề thi kì 2 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GD-ĐT Lạng Sơn
CHƯƠNG III. QUANG HỌC