PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 - Đề số 2

 

Đề bài

Câu 1. Sau phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

A. giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân.

C. giai cấp vô sản.

D. trí thức tiểu tư sản.

Câu 2. Phong trào nào ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến?

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Nghĩa Hòa Đoàn.

C. Ngũ Tứ.

D. Duy tân Mậu Tuất.

Câu 3. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7/1921 trên cơ sở

A. cuộc đấu tranh đang phát triển mạnh mẽ.

B. giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

C. giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

D. một số nhóm cộng sản được ra đời trước đó. 

Câu 4. Để bù đắp thiệt hại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì ở Ấn Độ?

A. Củng cố vững chắc bộ máy chính quyền thực dân.

B. Thúc đẩy mâu thuẫn xã hội tăng lên nhanh chóng.

C. đổ toàn bộ chi phí chiến tranh lên vai nhân dân thuộc địa.

D. tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động.

Câu 5. Phong trào đấu tranh của công nhân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922 đã đưa tới kết quả.

A. dẫn tới sự thành lập của Đảng Cộng sản.

B. lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia.

C. diễn ra nhiều hình thức khác nhau.

D. tăng cường uy tín của M. Gandi.

Câu 6. Các hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực trong giai đoạn 1918 – 1929 mà M. Gandi kêu gọi bao gồm

A. biểu tình hòa bình, nổi dậy có trang bị vũ khí.

B. biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học.

C. bãi khóa ở các trường học, nổi dậy có trang bị vũ khí.

D. không nộp thuế, nổi dậy có trang bị vũ khí.

Câu 7. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

A. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

B. Giai cấp vô sản.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp nông dân.

Câu 8. Hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giai đoạn 1918 - 1929 là

A. Bạo lực vũ trang bất hợp pháp.

B. Hoà bình, không sử dụng vũ lực.

C. Bạo động vũ trang kết hợp chính trị.

D. Kết hợp đấu tranh chính trị và bãi công.

Câu 9. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

B. Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ.

C. Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình.

D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng.

Câu 10. Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngữ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.

B. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.

C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.

D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân. 

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 80.

Cách giải: 

Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 79.

Cách giải: 

Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 80.

Cách giải: 

Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 81.

Cách giải: 

Để bù đắp thiệt hại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Anh đã tăng cường bóc lột và ban hàng những đạo luật phản động.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 82.

Cách giải: 

Phong trào đấu tranh của công nhân Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922 đã đưa tới kết quả là sự thành lập của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 82.

Cách giải: 

Các hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực trong giai đoạn 1918 – 1929 mà M. Gandi kêu gọi bao gồm: biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học, không nộp thuế,...

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 80, suy luận.

Cách giải:

Đảng cộng sản đại diện cho giai cấp vô sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 82, suy luận.

Cách giải:

Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1929 diễn ra dưới nhiều hinh thức phong phú. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Giữ vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Quốc Đại, đúng đầu là M. Gan-di. Ông đã kêu gọi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực (biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, tẩy chay hàng Anh, không nộp thuế, …)

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh khốn cùng vì:

- Toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh của thực dân Anh đề nặng lên vai các thuộc địa.

- Chính quyền thực dân tăng cường bóc lột thuộc địa, ban hành những đạo luật phản đông nhằm củng cố bộ máy thống trị.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng.

=> Làn sóng đấu tranh của nhân dân chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.

Chọn đáp án: D

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

1. Về cách mạng Tân Hợi

- Chỉ đánh đổ triều đình Mãn Thanh, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Tuy không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến quyền lợi của các nước đế quốc xâm lược. Mục tiêu của Đồng minh hội là: “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất cho dân cày”.

2. Về phong trào Ngũ tứ.

Tính chất chống đế quốc của phong trào Ngũ tứ rất cao và triệt để.

- Mục tiêu là đấu tranh chống đế quốc và phong kiến chứ không chỉ chống phong kiến như Cách mạng Tân Hợi.

- Đây là phong trào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.

Chọn đáp án: C

 

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved