Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1: (4 điểm) Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước xuất phát từ những lí do nào?
Câu 2: (6 điểm) Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào? Có điểm gì khác so với nước Đức?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước xuất phát từ những lí do chính sau:
- Sau hòa ước Vec-xai, những tham vọng của Nhật không được thỏa mãn. Quyền lợi ở Trung Quốc và Châu Á - Thái Bình Dương bị thu hẹp... Vì vậy ngay sau hiệp ước này, giới cầm quyền ở Nhật đã có tham vọng phá vỡ hệ thống Véc-xai - Oasinhton bằng sức mạnh quân sự.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), Nhật là nước nghèo tài nguyên, ít thuộc địa... Vì vậy giới cầm quyền Nhật chủ trương Phát xít hóa bộ máy nhà nước, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa để giải quyết những khó khăn về thị trường, nhân công, nguyên liệu.
- Truyền thống quân phiệt hóa ở Nhật Bản, cho đến những năm 20 của thế kỉ XX, chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến, dùng vũ lực bành trướng ra bên ngoài để giải quyết khó khăn trong nước.
Câu 2:
Phương pháp: suy luận, so sánh.
Cách giải:
* Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản:
- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài.
- Diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Kéo dài 30 năm. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ Nhật Bản đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Nhật Bản tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi – Vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc – lên đứng đầu gọi là “Mãn Châu quốc”. Nước Nhật trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.
* Điểm khác của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản so với Đức:
- Ở Đức: quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
- Ở Nhật Bản: do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Đề thi giữa kì 2
Unit 7: Ecological systems
Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Unit 8: Conservation
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11