CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Đề số 1 – Vật lý 11

Đề bài

Câu 1: Có hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong không khí chúng hút nhau bằng một lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi \(\varepsilon \, = \,2\), vẫn giữ nguyên khoảng cách thì lực hút giữa chúng là:

\(A.\, F’ = F.\)                  \(B. \,F’ = 2F.\)

\(C.\,F'\, = \,\dfrac{F}{2}.\)              \(D.\,F'\, = \,\dfrac{F}{4}.\)

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

Nhiễm điện do hưởng ứng

A. xảy ra khi đưa một vật mang điện lại gần vật dẫn điện đang trung hòa điện (đặt trên một giá cách điện).

B. có êlectron dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

C. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật đang trung hòa về điện.

D. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật mang điện âm (đặt trên giá cách điện).

Câu 3: Một tụ điện không khí có điện dung 50pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

A. Q = 15.104 C.         B. Q = 15.10-7 C.

C. Q = 10.10-7 C.        D. Q = 3.10-7 C.

Câu 4: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 4,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 4,5 J thì thế năng của nó tại B là:

A. -4,5 J.         B. -9 J.

C. 9 J.              D. 0 J.

Câu 5: Chọn câu sai.

Điện trường đều

A. có cường độ như nhau tại mọi điểm.

B. có đường sức là những đường song song cách đều nhau.

C. xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng, song song và tích điện trái dấu.

D. là điện trường tồn tại xung quanh điện tích điểm.

Câu 6: Chọn câu đúng.

Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích đó tăng lên 3 lần, nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai điện tích

A. tăng lên 3 lần.         B. giảm đi 3 lần.

C. tăng lên 9 lần.         D. giảm đi 9 lần.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các êlectron.

Câu 8: Cho hai điện tích \({q_1}\, = \,{8.10^{ - 8}}\,C,\,{q_2} = \,{2.10^{ - 8}}\,C\) lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Điểm M mà tại đó có cường độ điện trường E = 0 sẽ

A. Nằm trong khoảng AB cách B 10 cm.

B. Nằm trong khoảng AB cách B 3,3 cm.

C. Nằm ngoài khoảng AB cách A 20 cm, cách B 10 cm.

D. Nằm ngoài khoảng AB cách A 10 cm, cách B 20 cm.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

A. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tăng gấp 4 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng gấp đôi.

B. Môi trường đặt hai điện tích điểm có hằng số điện môi càng lớn thì độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng càng lớn.

C. Nếu độ lớn của một trong hai điện tích điểm tăng gấp đôi thì độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi một nửa.

D. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm giảm đi 16 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng lên 4 lần.

Câu 10: Trong không khí người ta bố trí hai điện tích điểm có cùng độ lớn \(1\,\mu C\) nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của hai điện tích, cường độ điện trường là:

A. 18000 V/m, hướng về điện tích dương.

B. 18000 V/m, hướng về điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 18000 V/m, hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Lời giải chi tiết

1. C

2. A

3. B

4. D

5. D

6. D

7. C

8. B

9. D

10. B

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức của định luật Cu-lông: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Cách giải

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\F' = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2{r^2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{F}{{F'}} = 2 \Leftrightarrow F' = \frac{F}{2}\)

Chọn C

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Cách giải

Nhiễm điện do hưởng ứng xảy ra khi đưa một vật mang điện lại gần vật dẫn điện đang trung hòa về điện.

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}C = \frac{Q}{U}\\E = \frac{U}{d}\end{array} \right.\)

Cách giải

Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là:

\(U = Ed = {3.10^6}{.10^{ - 2}} = 30000V\)

Điện tích tối đa có thể tích cho tụ là:

\(Q = C.U = {50.10^{ - 12}}.30000 = {15.10^{ - 7}}C\)

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \({A_{AB}} = {{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_B}\)

Cách giải

Ta có:

\({A_{AB}} = {{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_B}\\ \Rightarrow {{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_A} - {A_{AB}} = 4,5 - 4,5 = 0\)

Chọn D

Câu 5:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết định nghĩa điện trường đều.

Cách giải

Điện trường đều là điện trường có cường độ như nhau tại mọi điểm, có đường sức là những đường song song cách đều nhau và xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng, song song và tích điện trái dấu.

Chọn D 

Câu 6:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức của định luật Cu-lông: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Cách giải

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_1}^2}}\\{F_2} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {{(3{r_1})}^2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{9r_1^2}}{{r_1^2}} = 9 \Leftrightarrow {F_2} = \frac{{{F_1}}}{9}\)

Chọn D

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết thuyết electron.

Cách giải

Theo thuyết electron:

- Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron (mất electron)

- Một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron ( nhận thêm electron)

=> Đáp án C sai.

Chọn C

Câu 8:

Phương pháp

- Hướng của vecto cường độ điện trường:

+ \(\overrightarrow E \) hướng ra xa điện tích nếu q > 0

+ \(\overrightarrow E \) hướng vào trong điện tích nếu q < 0

- Nếu \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}}  = \overrightarrow 0 \) thì \(\overrightarrow {{E_1}}  =  - \overrightarrow {{E_2}}  \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_2}} \\{E_1} = {E_2}\end{array} \right.\)

Cách giải

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {8.10^{ - 8}}C > 0\\{q_2} = {2.10^{ - 8}}C > 0\end{array} \right.\)

Và nếu \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}}  = \overrightarrow 0 \) thì \(\overrightarrow {{E_1}}  =  - \overrightarrow {{E_2}}  \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_2}} \\{E_1} = {E_2}\end{array} \right.\)

=> Điểm M có cường độ E = 0 thì M phải nằm trong khoảng AB.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_1} = {9.10^9}.\frac{{{{8.10}^{ - 8}}}}{{A{M^2}}}\\{E_2} = {9.10^9}\frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{M{B^2}}}\end{array} \right.\)

Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_1} = {E_2}\\AM + MB = AB = 10cm\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \)\({9.10^9}.\frac{{{{8.10}^{ - 8}}}}{{A{M^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{2.10}^{ - 8}}}}{{M{B^2}}} \Leftrightarrow 2MB = AM\)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}AM = 6,6cm\\MB = 3,3cm\end{array} \right.\)

Vậy M nằm trong khoảng AB và cách B một khoảng 3,3 cm

Chọn B

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Cách giải

A sai vì lực tương tác tỉ lệ nghịch với khoảng cách r, F tăng thì r giảm

B sai vì hằng số điện môi tỉ lệ nghịch với lực tương tác, \(\varepsilon \) tăng thì F giảm

C sai vì lực tương tác tỉ lệ thuận với độ lớn hai điện tích, độ lớn điện tích tăng thì F cũng tăng

D đúng

Chọn D

Câu 10:

Phương pháp

- Hướng của vecto cường độ điện trường:

+ \(\overrightarrow E \) hướng ra xa điện tích nếu q > 0

+ \(\overrightarrow E \) hướng vào trong điện tích nếu q < 0

- Độ lớn: \(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Cách giải

Ta có: \({E_1} = {E_2} = k\frac{{{q_1}}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{10}^{ - 6}}}}{1} = 9000V/m\)

Ta biểu diễn vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_1}} ,\overrightarrow {{E_2}} \) như hình vẽ.

Ta thấy \(\overrightarrow {{E_1}} ,\overrightarrow {{E_2}} \) cùng phương cùng chiều nên vecto cường độ điện trường tổng hợp tại M là:

\(E = {E_1} + {E_2} = 2{{\rm{E}}_1} = 18000V/m\) và có hướng về điện tích âm.

Chọn B

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved