Đa dạng nấm KHTN 6 Cánh Diều

I. Đa dạng nấm

- Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.

- Hình dạng và kích thước của nấm vô cùng đa dạng, có loại dễ dàng quan sát bằng mắt, có loại rất nhỏ bé phải dùng kính hiển vi quan sát.

- Môi trường sống đa dạng: nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, điều kiện khắc nghiệt, …

- Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được phân loại:

+ Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi.

Nấm tiếp hợp là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn.

VD: Nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu.

Nấm men

+ Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm.

VD: Nấm rơm, nấm hướng, nấm sò.

+ Nấm tiếp hợp: các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn.

II. Vai trò của nấm

- Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác sinh vật trong tự nhiên thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

- Dùng làm thực phẩm: Nấm hương, nấm sò,…

- Dùng làm dược liệu: Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…

- Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm: nấm men trong sản xuất bánh mì, nấm mốc trong sản xuất tương,…

III. Một số bệnh do nấm

- Nấm gây nhiều bệnh ở các loài sinh vật:

+ Người: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào,… thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.

+ Thực vật: bệnh mốc cam.

+ Động vật: bệnh nấm da (xuất hiện các vết loét trên da hoặc da nhăn nheo, dày cộm, lông rụng thành đám, dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da, lông của con vật bị bệnh).

- Điều trị các bệnh do nấm gây ra bằng các thuốc kháng nấm.

+ tránh xa các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân lây truyền bệnh nấm

- Tác hại nấm:

+ Gây hư hỏng thức ăn, đồ uống, quần áo, đồ dùng,…

+ Một số nấm chứa độc tố gây ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe con người. Các loại nấm màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa và nấm mọc hoang dại thường là nấm có độc.

 

Một số loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ

Kĩ thuật trồng nấm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục,...

Bước 2: Chọn vị trí trồng nấm rơm là nơi tránh ánh sáng trực tiếp, thoáng mát, sạch sẽ.

Bước 3: Chọn giống nấm, đóng khuôn và gieo giống nấm.

Bước 4: Chăm sóc nấm mỗi ngày tưới 1 lần nhưng không được quá nhiều nước.

Bước 5: Thu hoạch nấm thường sau 7-10 ngày.

Quy trình sản xuất nấm

 

Sơ đồ tư duy nấm:

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved