Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 6, cho biết:
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
- Những nét chính về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Trần Quốc Tuấn.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về Chuyên đề 3 - Sách Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều.
3. Lời giải giải chi tiết
- Thân thế và sự nghiệp:
+ Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, tại thôn Tức Mặc, xã Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), là con của An Sinh vương Trần Liễu và là cháu của vua Trần Thái Tông.
+ Trần Quốc Tuấn sớm bộc lộ là người thông minh xuất chúng, ham thích đọc sách và luyện tập võ nghệ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 - 1288, Trần Quốc Tuấn được cử giữ chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân Đại Việt đã giành được nhiều thắng lợi lớn tại: Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng,… đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
+ Năm 1289, Trần Quốc Tuấn được vua Trần phong là Hưng Đạo Đại vương.
+ Sau khi Trần Quốc Tuấn qua đời (năm 1300), triều đình phong ông là Thái sư Thượng phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương, nhân dân suy tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.
- Đóng góp:
+ Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất, có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Cụ thể:
▪ Trong kháng chiến chống quân Mông Cổ (năm 1258), Trần Quốc Tuấn trực tiếp cần quân lên phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ kéo vào xâm lược Đại Việt.
▪ Trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên (1285 và 1288 - 1287), Trần Quốc Tuấn nắm giữ vai trò Tổng chỉ huy quân đội Đại Việt. Trên cương vị này, ông đã trực tiếp đốc thúc vương hầu, tôn thất, điều động binh lính, chuẩn bị kháng chiến; giao cho các tướng trấn giữ ở những khu vực trọng yếu; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc... Khi quân giặc với sức mạnh như vũ bão tiến vào Đại Việt, ông cùng bộ tham mưu của quân đội nhà Trần định ra kế sách, chiến lược cho toàn bộ cuộc kháng chiến.
+ Trần Quốc Tuấn còn là một nhà lí luận quân sự xuất sắc. Ông đã biên soạn hai bộ sách là Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, trong đó đúc kết các kế sách, binh pháp đánh trận cho quân đội.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
- Vì sao Trần Quốc Tuấn được suy tôn là Đức Thánh Trần?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về Chuyên đề 3 - Sách Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều.
3. Lời giải giải chi tiết
- Nhân dân suy tôn Trần Quốc Tuấn là Đức Thánh Trần, do: Trần Quốc Tuấn là danh tướng kiệt xuất, có đóng góp to lớn đối với dân tộc; bên cạnh tài thao lược, ông còn là tấm gương về về đạo trung - hiếu và tấm lòng yêu nước, thương dân.
- Việc nhân dân suy tôn Trần Quốc Tuấn làm Đức Thánh Trần là một cách để tri ân, tưởng nhớ công đức của ông đối với đất nước; đồng thời cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Chương V. Giới thiệu chung về cơ khí động lực
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì - Hóa học 11
Chương 4. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám năm 1945)
Chương II. Vật liệu cơ khí
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương II - Hóa học 11
SGK Lịch sử Lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11