Chuyên đề 1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Câu hỏi trang 18

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lời giải phần a
Lời giải phần b

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 22 đến 24: 

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lời giải phần a
Lời giải phần b

Lời giải phần a

1. Nội dung câu hỏi 

Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Lê trung hưng.

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức lí thuyết về Chuyên đề 1 - Sách Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều.

 

3. Lời giải giải chi tiết

- Kiến trúc cung đình

+ Ở Đàng Ngoài: cùng với hệ thống cung điện của vua Lê, phủ chúa Trịnh dần trở thành một quần thể kiến trúc đồ sộ, bao gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự uyển,..

+ Ở Đàng Trong: chính quyền chúa Nguyễn cũng từng bước cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Từ năm 1558 đến năm 1774, thủ phủ chúa Nguyễn trải qua 8 lần thay đổi vị trí. Sau mỗi lần di chuyển, quy mô xây dựng lại lớn hơn, gồm có thành trì, cung điện, dinh thự, nhà thờ tổ,...

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Kiến trúc tôn giáo có bước phát triển mạnh, gắn liền với sự phục hồi của Phật giáo.

▪ Nhiều ngôi chùa đã được sửa sang, tu bổ, tôn tạo hoặc xây mới ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.

▪ Kiến trúc chùa có nhiều kiểu dáng đa dạng.

▪ Địa điểm xây dựng chùa thường là những nơi yên tĩnh, phong cảnh đẹp, gần núi, sông.

▪ Một số công trình tiêu biểu như: chùa Keo (Thái Bình), chùa Tây Phương (Hà Nội); chùa Thiên Mụ (Huế); chùa Tam Thai (Đà Nẵng)…

+ Kiến trúc tín ngưỡng dân gian có nhiều loại hình, tiêu biểu là đình làng.

▪ Ở Đàng Ngoài: trong các thế kỉ XVII - XVIII, gần như làng xã nào cũng có đình làng, tiêu biểu là: đình làng Chu Quyến (Hà Nội), đình làng Thổ Tang (Vĩnh Phúc)....

▪ Ở Đàng Trong, đình làng cũng dần xuất hiện, gắn liền với quá trình khai phá các vùng đất lập làng xóm mới.

Lời giải phần b

1. Nội dung câu hỏi 

Mô tả một công trình kiến trúc nổi bật thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức lí thuyết về Chuyên đề 1 - Sách Chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều.

 

3. Lời giải giải chi tiết

- Mô tả: phủ chúa Trịnh

+ Phủ chúa Trịnh được xây dựng trong khoảng hơn một thế kỉ (1592 - 1749) bằng các vật liệu như: gạch, ngói và các loại gỗ quý.

+ Phủ được xây dựng ở phía nam hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay). Tổng thể công trình bao gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự quyển,…

+ Xung quanh phủ và ven các hồ lân cận, chúa Trịnh cho xây dựng nhiều nguyệt đài, nhà thủy tạ, như: đình Tả Vọng trên Gò Rùa; cung Khánh thụy, trại thủy binh trên hồ,…

+ Quanh phủ chúa là tường thành bao bọc và cổng thành kiên cố. Phía trên các cổng thành đều có vọng gác, lợp mái cho quân lính đứng canh.

- Nhận xét về kiến trúc thời Lê trung hưng:

+ Kiến trúc cung đình thời Lê trung hưng về cơ bản vẫn tiếp nối thời Lê sơ và thời Mạc, nhưng được xây dựng với quy mô lớn hơn, lộng lẫy hơn.

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phát triển mạnh mẽ.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved