1. Nội dung câu hỏi
Tại sao nói dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được? Thành phần hóa học của dầu mỏ phức tạp như thế nào? Có thể phân loại dầu mỏ dựa trên tiêu chuẩn và mục đích nào?
2. Phương pháp giải
Dựa vào lí thuyết về nhiên liệu
3. Lời giải chi tiết
- Dầu mỏ được hình thành từ xác động vật, thực vật sau các quá trình biến đổi phức tạp, trong khoảng thời gian rất dài lên tới cả hàng chục triệu năm do đó có thể nói dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được.
- Trong thành phần của dầu mỏ, thành phần chính và quan trọng nhất là các hydrocarbon (chiếm tới 50 – 98%). Các hydrocarbon trong dầu mỏ chủ yếu gồm ba nhóm chính:
+ Alkane (hydrocarbon no, mạch hở, cấu trúc phân nhánh hoặc không phân nhánh), còn gọi là paraffin.
+ Cycloalkane (hydrocarbon mạch vòng no), còn gọi là naphthene.
+ Arene (hydrocarbon có vòng benzene), còn gọi là aromate.
Phần còn lại là các hợp chất phi hydrocarbon (chứa thêm các nguyên tố S, O, N, vết kim loại).
- Có thể phân loại dầu mỏ theo thành phần hoá học và theo tính chất vật lí.
+ Phân loại dầu mỏ theo thành phần hoá học: paraffinic; naphthenic và aromatic. Thường dầu mỏ mang đặc tính hỗn hợp: paraffinic – naphthenic; paraffinic – aromatic; naphthenic – aromatic.
+ Phân loại dầu mỏ theo tính chất vật lí: theo tỉ trọng API.
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Unit 0: Introduction
Bài 7: Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 3. Hoàn thiện bản thân
Bài 6. Tiết 1: Tự nhiên và dân cư Hoa Kì - Tập bản đồ Địa lí 11
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11