Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BD. Điểm P thuộc cạnh AC sao cho PA = 2PC.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Xác định giao điểm E của đường thẳng MP với mặt phẳng (BCD).
2. Phương pháp giải
Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) ta làm như sau:
+ Tìm mặt phẳng (Q) chứa a.
+ Tìm giao tuyến d của (P) và (Q).
+ Giao tuyến d cắt đường thẳng a tại I.
Suy ra, I là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P).
3. Lời giải chi tiết
Trong mp(ABC), kéo dài MP cắt BC tại E. Nối AE, DE.
Ta có: MP ∩ BC = {E};
BC ⊂ (BCD)
Do đó MP ∩ (BCD) = {E}.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Xác định giao điểm Q của đường thẳng CD với mặt phẳng (MNP).
2. Phương pháp giải
Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) ta làm như sau:
+ Tìm mặt phẳng (Q) chứa a.
+ Tìm giao tuyến d của (P) và (Q).
+ Giao tuyến d cắt đường thẳng a tại I.
Suy ra, I là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P).
3. Lời giải chi tiết
Nối NE, NE cắt CD tại Q.
Ta có: CD ∩ NE = {Q};
NE ⊂ (MNP)
Do đó CD ∩ (MNP) = {Q}.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Xác định giao tuyến của mặt phẳng (ACD) với mặt phẳng (MNP).
2. Phương pháp giải
Tìm 2 điểm cùng thuộc 2 mặt phẳng đó. Đường thẳng đi qua 2 điểm đó chính là giao tuyến của 1 mặt phẳng.
3. Lời giải chi tiết
Ta có: P ∈ AC, mà AC ⊂ (ACD) nên P ∈ (ACD);
Mà P ∈ (MNP) nên P là giao điểm của (ACD) và (MNP).
Lại có Q ∈ CD và CD ⊂ (ACD) nên Q ∈ (ACD);
Mà Q ∈ (MNP) nên Q là giao điểm của (ACD) và (MNP).
Do đó PQ là giao tuyến của hai mặt phẳng (ACD) và (MNP).
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Gọi I là giao điểm của MQ và NP, G là trọng tâm của tam giác ABD. Chứng minh rằng C, I, G thẳng hàng.
2. Phương pháp giải
Chứng minh 3 điểm cùng thuộc 1 đường thẳng.
3. Lời giải chi tiết
Do G là trọng tâm của tam giác ABD nên hai đường trung tuyến DM, AN của tam giác cùng đi qua G.
Ta có: G ∈ AN mà AN ⊂ (ANC) nên G ∈ (ANC);
G ∈ DM mà DM ⊂ (MDC) nên G ∈ (MDC).
Do đó G là giao điểm của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC).
Lại có: C ∈ (ANC) và C ∈ (MDC) nên C cũng là giao điểm của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC).
Vậy GC là giao tuyến của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC).
Mặt khác, I là giao điểm của MQ và NP nên I ∈ MQ và I ∈ NP.
Vì I ∈ MQ mà MQ ⊂ (MDC) nên I ∈ (MDC)
Vì I ∈ NP mà NP ⊂ (ANC) nên I ∈ (ANC)
Do đó giao tuyến GC của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC) đi qua điểm I.
Vậy ba điểm C, I, G thẳng hàng.
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Chuyên đề 3: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương 1: Cân bằng hóa học
Skills (Units 3 - 4)
Thơ duyên - Xuân Diệu
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11