1. Nội dung câu hỏi
Bạn Linh có một mảnh giấy dạng hình tròn. Bạn Linh đố bạn Bình: Làm thế nào có thể chọn ra 4 vị trí trên đường tròn đó để chúng là 4 đỉnh của một hình chữ nhật?
Bạn Bình đã làm như sau:
Bước 1. Gấp mảnh giấy sao cho hai nửa hình tròn trùng khít nhau. Nét gấp thẳng tạo thành đường kính của hình tròn. Ta đánh dấu hai đầu mút của đường kính đó là hai điểm A, C.
Bước 2. Sau đó lại gấp tương tự mảnh giấy đó nhưng theo đường kính mới và đánh dấu hai đầu mút của đường kính mới là hai điểm B, D. Khi đó tứ giác ABCD là hình chữ nhật (Hình 53).
Em hãy giải thích cách làm của bạn bạn Bình.
2. Phương pháp giải
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
3. Lời giải chi tiết
Gọi O là giao điểm của hai đường kính AC và BD.
Do đó OA = OB = OC = OD (vì cùng bằng bán kính của hình tròn)
Tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường nên là hình bình hành.
Mặt khác AC và BD là đường kính của hình tròn nên AC = BD
Do đó hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC, BD bằng nhau nên là hình chữ nhật.
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Chủ đề 7. Truyền thông phòng tránh thiên tai
Chương 5: Hidro - Nước
Bài 2. Khí hậu châu Á
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 1
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8