Tam giác ABC có $A B=15 \mathrm{~cm}, A C=20 \mathrm{~cm}, B C=25 \mathrm{~cm}$. Đường phân giác của góc $B A C$ cắt $B C$ tại $D$. Qua $D$ vẽ $D E / / A B(E \in A C)$.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Tính độ dài các đoạn thẳng $B D, D C$ và $D E$.
2. Phương pháp giải
- Sử dụng Tính chất đường phân giác trong tam giác:
Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề đoạn ấy.
- Hệ quả của định lí Thales
Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại của tam giác thì tạo ra một tam giác mới tỉ lệ với tam giác ban đầu.
3. Lời giải chi tiết
Ta có:
Vì $A D$ là phân giác của góc $B A C$ nên theo tính chất đường phân giác ta có:
Vậy $B D=\frac{75}{7} \mathrm{~cm} ; D C=\frac{100}{7} \mathrm{~cm}$.
Vì DE // AB nên
(hệ quả của định lí Thales).
Vậy $B D=\frac{75}{7} \mathrm{~cm} ; D C=\frac{100}{7} \mathrm{~cm} ; D E=\frac{60}{7} \mathrm{~cm}$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh $A B C$ là tam giác vuông. Tính diện tích tam giác $A B C$.
2. Phương pháp giải
- Định lí Py - ta - go đảo
Nếu một tam giác có bình phương cạnh thứ nhất bằng tổng của bình phương cạnh thứ hai và cạnh thứ ba thì tam giác đó là tam giác vuông.
3. Lời giải chi tiết
Xét tam giác $A B C$ có:
$$
\begin{aligned}
& B C^2=25^2=625 ; A C^2=20^2=400 ; A B^2=15^2 =225 \\
& \Rightarrow B C^2=A C^2+A B^2
\end{aligned}
$$
Do đó, tam giác $A B C$ là tam giác vuông tại $A$.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Tính diện tích tam giác $A D B, A D E$ và $D C E$.
2. Phương pháp giải
- Diện tích tam giác
$S=\frac{1}{2} a . h$ với $a$ là độ dài đáy và $h$ là chiều cao.
3. Lời giải chi tiết
Diện tích tam giác $A B C$ là
Xét tam giác $A D B$ và tam giác $A B C$ ta có:
$\frac{B D}{B C}=\frac{\frac{75}{7}}{25}=\frac{3}{7}$ và có chung chiều cao hạ từ đỉnh $A$. Do đó, diện tích tam giác $A D B$ bằng $\frac{3}{7}$ diện tích tam giác $A B C$.
Diện tích tam giác $A D B$ là:
Diện tích tam giác $A C D$ là:
$$
\begin{aligned}
& S_{A C D}=S_{A B C}-S_{A D B}=150-\frac{450}{7}=\frac{600}{7} \\
& \text { vi } E D / / A B \Rightarrow \frac{C E}{A E}=\frac{C D}{B D}=\frac{\frac{100}{7}}{\frac{75}{100}}=\frac{4}{3}
\end{aligned}
$$
Xét tam giác $A D E$ và tam giác $D C E$ ta có:
$\frac{C E}{A E}=\frac{4}{3}$ và hai tam giác này có chung đường cao hạ từ $D$.
Do đó, $\frac{S_{A D E}}{S_{D C E}}=\frac{4}{3}$.
Diện tích tam giác $A D E$ là
$$
\begin{aligned}
& S_{A D E}=\frac{600}{7}:(3+4) \cdot 4=\frac{2400}{49}\left(\mathrm{~cm}^2\right) \\
& S_{D C E}=\frac{600}{7}:(3+4) \cdot 3=\frac{1800}{49}\left(\mathrm{~cm}^2\right) .
\end{aligned}
$$
CHƯƠNG 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 4. Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
SGK Toán Lớp 8
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8