Cho tứ diện ABCD. Lấy G1, G2, G3 lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ADB.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng (G1G2G3) // (BCD).
2. Phương pháp giải
Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thằng cắt nhau a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q).
3. Lời giải chi tiết
Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của $B C, C D, D B$.
Trong $\mathrm{mp}(\mathrm{ABC})$, xét $\triangle \mathrm{ABC}$ có $\mathrm{G}_1$ là trọng tâm của tam giác nên $\frac{A G_1}{A M}=\frac{2}{3}$;
Trong $\mathrm{mp}(\mathrm{ACD})$, xét $\triangle \mathrm{ACD}$ có $\mathrm{G}_2$ là trọng tâm của tam giác nên $\frac{A G_2}{A N}=\frac{2}{3}$;
Trong $\mathrm{mp}(\mathrm{ABD})$, xét $\triangle \mathrm{ABD}$ có $\mathrm{G}_3$ là trọng tâm của tam giác nên $\frac{A G_3}{A P}=\frac{2}{3}$.
Trong mp(AMP), xét $\Delta$ AMP có $\frac{A G_1}{A M}=\frac{A G_3}{A P}=\frac{2}{3}$ nên $\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_3 / / \mathrm{MP}$ (theo định lí Thalès đảo).
Mà $M P \subset(B C D)$ nên $G_1 G_3 / /(B C D)$.
Chứng minh tương tự ta cũng có $\frac{A G_2}{A N}=\frac{A G_3}{A P}=\frac{2}{3}$ nên $\mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3 / / \mathrm{NP}$ (theo định lí Thalès đảo).
Mà $N P \subset(B C D)$ nên $G_2 G_3 / /(B C D)$.
Ta có: $\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_3 / /(\mathrm{BCD})$;
$
\mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3 / /(B C D) \text {; }
$
$\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_3, \mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3$ cắt nhau tại $\mathrm{G}_3$ và cùng nằm trong $\mathrm{mp}\left(\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3\right)$.
Do đó $\left(\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3\right) / /(\mathrm{BCD})$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Xác định giao tuyến của mặt phẳng (G1G2G3) với mặt phẳng (ABD).
2. Phương pháp giải
Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thằng cắt nhau a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q).
3. Lời giải chi tiết
Ta có: $B, D$ cùng thuộc hai mặt phẳng $(A B D)$ và $(B C D)$ nên $(A B D) \cap(B C D)=B D$.
Giả sử $(A B D) \cap\left(G_1 G_2 G_3\right)=d$.
Ta có: $\left(\mathrm{G}_1 \mathrm{G}_2 \mathrm{G}_3\right) / /(\mathrm{BCD})$;
$(A B D) \cap(B C D)=B D$;
$(A B D) \cap\left(G_1 G_2 G_3\right)=d$.
Suy ra d // BD.
Mà $G_3 \in(A B D)$ và $G_3 \in\left(G_1 G_2 G_3\right)$ nên $G_3$ là giao điểm của $\left(G_1 G_2 G_3\right)$ và $(A B D)$.
Do đó giao tuyến $d$ của hai mặt phẳng $\left(G_1 G_2 G_3\right)$ và $(A B D)$ đi qua điểm $G_3$ và song song với $B D$, cắt $A B, A D$ lần lượt tại I và $K$.
Vậy $\left(G_1 G_2 G_3\right) \cap(A B D)=I K$.
Review (Units 7 - 8)
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Review Unit 3
Test Yourself 4
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11