1. Nội dung câu hỏi
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Mọi hợp đồng dân sự đều phải lập thành văn bản.
b. Nghĩa vụ dân sự chỉ bao gồm nghĩa vụ chuyển giao vật và chuyển giao quyền.
c. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
d. Người thừa kế theo pháp luật chỉ bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
2. Phương pháp giải
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về nhận định đó. Giải thích.
3. Lời giải chi tiết
- Nhận định a. Không đồng tình, vì: theo quy định của pháp luật, hợp đồng dân sự có thể tồn tại dưới các hình thức như: lời nói, văn bản, hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015).
- Nhận định b. Không đồng tình, vì: nghĩa vụ dân sự bao gồm: chuyển giao vật; chuyển giao quyền; trả tiền hoặc giấy tờ có giá; thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định… (Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Nhận định c. Đồng tình, vì: việc vợ, chồng cùng tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau… là hành động phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng (Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Nhận định d. Không đồng tình, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai, gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba, gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
HÌNH HỌC - TOÁN 11
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11 NÂNG CAO
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều