1. Nội dung câu hỏi
Thực vật có những kiểu sinh trưởng nào? Chỉ ra một dấu hiệu nhận biết điển hình cho mỗi kiểu sinh trưởng đó.
Phân tích đề: Dựa trên nội dung của mục II, bài 20 SGK để nêu tên, khái niệm của các kiểu sinh trưởng ở thực vật. Thông qua khái niệm, đặc điểm của mỗi kiểu sinh trưởng tìm ra các dấu hiệu có thể quan sát, nhận biết được, nói cách khác là kết quả của mỗi kiểu sinh trưởng đó.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
3. Lời giải chi tiết
- Thực vật có hai kiểu sinh trưởng là: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
+ Sinh trưởng sơ cấp là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, dẫn đến sự gia tăng chiều cao của cây và chiều dài của rễ.
+ Sinh trưởng thứ cấp là kết quả quá trình phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh bên, có ở cây Hai lá mầm.
- Dấu hiệu nhận biết mỗi kiểu sinh trưởng:
+ Sinh trưởng sơ cấp: có ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm thân thảo và các bộ phận còn non của cây; cây có sinh trưởng sơ cấp sẽ có sự gia tăng về chiều cao của cây, chiều dài của lóng và rễ.
+ Sinh trưởng thứ cấp: có ở cây Hai lá mầm thân gỗ; việc tăng kích thước đường kính (chiều ngang) của thân và rễ là dấu hiệu của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Unit 8: Conservation
Grammar Builder and Reference
Chương 5: Dẫn xuất halogen - Ancohol - Phenol
Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Thơ duyên - Xuân Diệu
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11