Bài 35. Học thuyến tiến hóa cổ điển
Bài 36. Thuyết tiến hóa hiện đại
Bài 37. Các nhân tố tiến hóa
Bài 38. Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo)
Bài 39. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
Bài 40. Loài sinh học và các cơ chế cách li
Bài 41. Quá trình hình thành loài
Bài 42. Nguồn góc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Đề bài
Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học.
Lời giải chi tiết
Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực xác định. Hai nòi địa lí khác nhau có khu phân bố riêng biệt.
VD: Loài chim chào mào ở nước ta có hai nòi địa lí: nòi phân bố ở các tỉnh phía bắc trên mình có màu nâu sẫm, ở ngực có một vòng lông màu nâu; nòi ở phía nam bé hơn, màu nâu nhạt hơn, vòng màu nâu trên ngực trông rõ hơn.
Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
VD: Cây lành ngạnh trên đồi trọc ở Hoà Bình, có dạng cây bụi đường kính thân 1 cm; cũng loài đó ở rừng Yên Bái là cây thân gỗ đường kính tới 30cm. Các loài sống trên núi thường phân hoá thành những nòi sinh thái phân bố theo độ cao khác nhau.
Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hoá thường gặp ở các loài động vật, thực vật kí sinh.
VD: Bọ chét kí sinh trên loài sóc bắt nguồn từ loài bọ chét kí sinh trên loài gặm nhấm dạng chuột.
CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐÉN VĨ MÔ
Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo
Đề thi học kì 1
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 12