Đề bài
Có \(4\) kim loại: \(A, B, C, D\) đứng sau \(Mg\) trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :
a) \(A\) và \(B\) tác dụng với dung dịch \(HCl\) giải phóng khí hiđro.
b) \(C\) và \(D\) không có phản ứng với dung dịch \(HCl\).
c) \(B\) tác dụng với dung dịch muối của \(A\) và giải phóng \(A\).
d) \(D\) tác dụng được với dung dịch muối của \(C\) và giải phóng \(C\).
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):
A) \(B, D, C, A\); b) \(D, A, B, C\) ;
c) \(B, A, D, C\) ; d) \(A, B, C, D\) ;
e) \(C, B, D, A\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết
\(В\) tác dụng với muối của \(A\), suy ra \(B\) hoạt động hóa học mạnh hơn \(A\).
\(D\) tác dụng với muối của \(C\), suy ra \(D\) hoạt động hóa học mạnh hơn \(C\).
Vì \(A\) và \(B\) tác dụng với dung dịch \(HCl\) giải phóng khí hiđro nên \(В, A\) đứng trước \(H\), \(C\) và \(D\) không có phản ứng với dung dịch \(HCl\) nên \(D, С\) đứng sau \(H\).
Dãy các kim loại trên xếp từ trái, sang phải theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: \(В , A , D , С\)
Đáp án đúng: c)
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Đề thi vào 10 môn Văn Long An
Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 2: Tự chủ
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)