Kiến là một trong các loài có tậptính xã hội cao, ngoài ra kiến còn có tập tính sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi của mình. Các nhà khoa học bị hấp dẫn bởi sự di chuyển của kiến, trong nghiên cứu tìm câu trả lời cho câu hỏi kiến tìm được đường đi ngắn nhất như thế nào, các nhà khoa học đã thiết kế thí nghiệm như mô tả ở hình bên.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Kiến sẽ sử dụng con đường di chuyển nào khi vừa bắt đầu thí nghiệm và sau một khoảng thời gian.
Phân tích đề:
- Cần chú ý gợi ý câu trả lời trong cách đặt câu hỏi “khi vừa bắt đầu thí nghiệm" và “sau một khoảng thời gian”.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về tập tính ở động vật.
3. Lời giải chi tiết
- Khi vừa tiến hành thí nghiệm, kiến sử dụng ngẫu nhiên một trong hai con đường đi (đường ngắn hoặc đường dài).
- Sau một thời gian tiến hành thí nghiệm, đa số kiến di chuyển nhiều trên đường đi ngắn.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Đưa ra dự đoán giải thích vì sao kiến có thể xác định được con đường đi ngắn nhất trong các con đường.
Phân tích đề:
- Khai thác thông tin đề bài cho: “kiến sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi".
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về tập tính ở động vật.
3. Lời giải chi tiết
Dự đoán giải thích vì sao kiến có thể xác định được con đường đi ngắn nhất trong các con đường:
- Trong quá trình di chuyển từ tổ đến hộp đựng thức ăn và ngược lại, kiến tiết ra pheromone, chất hoá học dễ bay hơi.
- Những con kiến vô tình chọn được đường đi ngắn, chúng sẽ quay về tổ sớm, chúng thực hiện được nhiều chuyến đi hơn, nên trên con đường này nồng độ pheromone cao hơn trên con đường dài (kiến vẫn chưa quay về tổ), nhờ vậy những chú kiến chưa di chuyển sẽ sớm xác định được con đường đi ngắn nhất.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Thí nghiệm được tiến hành tương tự như trên, nhưng các nhà khoa học chặn đường ngắn, mở đường dài. Sau khi mở đường dài được 30 phút thì mở đường ngắn cho kiến đi. Kết quả nhận thấy kiến chỉ tập trung đi trên đường dài, số lượng đi trên đường ngắn rất ít. Kết quả thí nghiệm này có mâu thuẫn với kết quả của thí nghiệm trên không? Giải thích.
Phân tích đề:
- Thí nghiệm có sự thay đổi so với thí nghiệm gốc ban đầu nên kết quả cũng có sự thay đổi.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về tập tính ở động vật.
3. Lời giải chi tiết
- Kết quả này không ngược với kết quả thí nghiệm trên, ngược lại còn ủng hộ giả thuyết được đưa ra ở câu b.
- Khi mở đường dài trước 30 phút, kiến tập trung đi đường này, nồng độ pheromone trên con đường dài cao hơn so với đường ngắn. Do đó, khi mở đường ngắn, nồng độ pheromone trên đường này không đủ để các con kiếntập trung đi theo.
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Mùi cũng giúp kiến xác định được nhiệm vụ của những con mà nó gặp: nhóm kiến tìm thức ăn, nhóm kiến tuần tra, nhóm kiến bảo dưỡng tổ và nhóm kiến xử lí chất thải,... Mỗi nhóm kiến có hỗn hợp hydrocarbon riêng, được chúng tiết ra và bôi lên nhau. Kiến nhận ra mình phải làm gì khi nó tiếp xúc với những con kiến khác. Bộ phận nào giúp kiến nhận ra được các tín hiệu khi nó tiếp xúc với nhau?
Phân tích đề:
Pheromone là chất hoá học được giải phóng vào môi trường sống của động vật, cần xác định bộ phận giúp kiến cảm nhận về pheromone là gì.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về tập tính ở động vật.
3. Lời giải chi tiết
- Kiến dùng anten. Anten là cơ quan nhận biết hoá chất của kiến.
Chương 2: Nitrogen và sulfur
Chương 9. Anđehit - Xeton - Axit Cacboxylic
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Skills (Units 3 - 4)
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11