Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.
Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “ chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc (...) Sông Mã gầm lên khúc độc hành Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phán ánh cái khốc liệt của chiến trường:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “ti hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên mội câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùng”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.
Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật... muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:
Mát trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” - hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" - mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thông anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước - Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Vàn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao dược những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?”... Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ - chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.
Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ "giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà gianh, nhớ ruộng nương...; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ - Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, ... thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp:
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến tranh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mìnlh không về
Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê...
Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp.
Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khi và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh' là : trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá : “ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:
Áo bào thay chiếu anh vế đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên... lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành - nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.
Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sông anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.
Anh Vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!
(Cá nước- 1947, Tố Hữu)
Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 12
CHƯƠNG II. DAO ĐỘNG CƠ
CHƯƠNG VII . LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12