Tử là bốn; tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy 4 câu trong bài thơ bát cú mà thành.
Thơ Đường luật
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học Trung Quốc; cũng là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại.
Thơ Đường còn lại khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ; trong đó Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian được người đời ngưỡng mộ.
Triều đại nhà Đường tồn tại khoảng 300 năm (618-907) tuy có nhiều lúc thăng, trầm, nhưng đó là thời kì xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh, cường thịnh. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mở mang. Nghề dệt tơ lụa, làm giấy, làm vàng bạc trang sức, kiến trúc, âm nhạc, hội họa, hàng hải,... đạt đến trình độ cao, chói sáng. Việc học hành thi cử được đề cao, kẻ sĩ được trọng vọng. Làm quan, làm thơ là vinh hạnh cao sang. Đó là những nguyên nhân làm cho Đường thi phát triển một cách kì diệu, mạnh mẽ.
Nội dung thơ Đường rất đa dạng và phong phú. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình, cảm hứng nhân đạo, nguồn vui thú nhàn tản, cuộc sống bình dị nơi đồng quê... là những cảm hứng dào dạt.
Thơ Đường gồm có cổ phong, Đường luật.
Cổ phong là thể thơ cổ (cổ thể) chỉ cần có vần, đọc thuận tai, êm tai. Thơ Đường luật có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng, không thể đơn giản. Có 2 loại chính: Thơ bút cú Đường luật (ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú) và thơ tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt).
Chiều hôm nhớ nhà
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dậm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn ?
Thể thơ tứ tuyệt Đường luật
1. Tứ tuyệt là gì?
Tử là bốn; tuyệt là dứt, ngắt. Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy 4 câu trong bài thơ bát cú mà thành.
(Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).
2. Có mấy loại thơ tứ tuyệt?
Có 2 loại thơ tứ tuyệt: ngũ ngôn tứ tuyệt và thất ngôn tứ tuyệt.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ.
- Thất ngôn tứ tuyệt: mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
Ví dụ:
Nhật kí trong tù
Hồ Chí Minh
Tinh thần ở ngoài lao.
Thân thể ở trong lao,
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có đường không.
Theo lời kèn mục trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Ngô Tất Tố dịch
3. Vần
- Thơ tứ tuyệt, có bài gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc; vần bằng là phổ biến.
- Mỗi bài thơ tứ tuyệt có 3 vần: chữ cuối câu 1 bắt vần với chữ cuối câu 2, 4.
- Cũng có bài thơ tứ tuyệt chỉ có 2 vần: chữ cuối câu 2 bắt vần với chữ cuối câu 4.
Ví dụ:
Hứng muốn trở về
Nguyễn Trung Ngạn
Dâu già lá rụng, tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm, cua béo ghê.
Nghe nói ỏ nhà nghèo vẫn tốt,
Dầu vui đất khách chẳng bằng về.
Bản dịch Hoàng Việt thi tuyển
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Tràng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa,
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tuyết trên sông
Liễu Tông Nguyên (đời Đường)
Nghìn non, bóng chim tắt,
Muôn nẻo, dấu người không.
Thuyền đơn, ông tơi nón,
Một mình câu tuyết sông.
Tương Như dịch
4. Đối
- Thơ tứ tuyệt có bài không có đối.
- Có bài đối hai câu đầu.
- Có bài đối hai câu cuối.
- Có bài vừa có đối 2 cầu đầu, vừa có đối 2 câu cuối.
Ví dụ:
- Không có đối:
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
- Đối 2 câu đầu:
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tứ bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
Trần Trọng Kim dịch
Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn
Hồ Chí Minh
Xem sách, chim rừng vào cửa đậu,
Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi.
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa,
Nhớ Cụ thơ xuân tặng một bài.
Bài thơ dịch:
- Đối 2 câu cuối:
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ,
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nam Trân dịch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng súng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Tương Như dịch
- Đối 2 câu đầu, đối 2 câu cuối:
Tuyệt cú (chùm thơ 4 bài)
Đỗ Phủ
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,
Một hàng cò trắng vút trời xanh.
Nghìn năm tuyết núi song in sắc,
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.
Tản Đà dịch
Tuyệt cú (chùm thơ 6 bài)
Chân suối mưa rào lướt,
Lưng cây bóng xế lồng.
Oanh vàng gù cánh tổ,
Cá trắng nhảy tung rong.
Khương Hữu Dụng dịch
5. Bố cục
Mỗi câu thơ tứ tuyệt được đặt một cái tên riêng. Thơ tứ tuyệt có bố cục bốn phần:
- Khai (mở ra): câu thơ thứ nhất.
- Thừa (tiếp theo): câu thơ thứ hai.
- Chuyển: câu thơ thứ ba.
- Hợp: câu thơ thứ tư.
Nhiều bài thơ tứ tuyệt có bố cục 2 phần: 2 cầu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả tình. Ví dụ:
Xem thêm:
Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắn
Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắn
Mới ra tù, tập leo núi
Hồ Chí Minh
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương súng bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.
Nam Trân dịch
Trên đây là một vài nét cơ bản về thi pháp thơ tứ tuyệt Đường luật. Ở đây chưa nói tới thanh điệu (bằng trắc), cách ngắt nhịp, niêm (dính),... Trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT có một số bài giảng văn về thơ tứ tuyệt, thơ bát cú. Các em cần nắm được những kiến thức cơ bản về thi pháp để có cơ sở cảm thụ, phân tích, bình giảng thơ văn cổ. Riêng đối với các bài thơ chữ Hán, cần thuộc bài thơ chữ Hán, thuộc bài thơ dịch (hay), hiểu nghĩa từng chữ, từng câu thơ chữ Hán (hai thuộc, một hiểu). Phân tích, bình giảng thơ chữ Hán mà cứ bám riết vào bài thơ dịch để "tán" vung thiên địa thì buồn cười lắm!
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Unit 10: Communication in the future
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 8
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8