Câu 1
Hãy đọc lại bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp trong bài thơ.
b. Tìm những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản. Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa những hình ảnh nào? Li giải ý nghĩa của việc khắc hoạ song hành những hình ảnh ấy trong văn bản.
c. Những hình ảnh như “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp", "Cau gần với giời” “Mẹ thì gần đất" gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm gỉ của nhà thơ?
d. Trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và tác dụng của chúng là gì? Nhận xét về cách sử dụng từ “nâng” và "cầu" trong khổ thơ.
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và suy nghĩa trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a.
- Vần sử dụng vẫn chân theo kiểu vần cách. Hai câu cách nhau cùng một vần bằng hoặc trắc.
- Nhịp cách ngắt nhịp linh hoạt 2/2, 1/3 nhịp nhàng trong toàn bộ bài thơ.
- Nhận xét: Vần và nhịp góp phần tạo nên âm điệu tha thiết của bài thơ, góp phần diễn tả tâm trạng, tình cảm của tác giả.
b. Những từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau được sử dụng trong văn bản: còng – thắng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp.
Những từ ngữ trái nghĩa ấy gắn liền với việc khắc họa hình ảnh mẹ già và cau xanh. Việc khắc hoa song hành những hình ảnh ấy trong văn bản làm nổi bật sự tương phản và qua đó giúp người đọc thấy rõ hơn mẹ ngày càng giả đi và yếu đi.
c. Những hình ảnh như “Cau ngày càng cao”, “Mẹ ngày một thấp”, “Cau gần với giời”, “Mẹ thì gần đất" gợi sự tương phản cau ngày một lớn, một cao thì mẹ ngày một già, lưng mẹ ngày một cong hơn, thấp hơn. Việc sử dụng những hình ảnh ấy góp phần thể hiện tình cảm yêu thương của nhà thơ dành cho mẹ. Vì có yêu thương mẹ lo lắng cho mẹ thì mới quan sát, thấy được những thay đổi mà thời gian ghi dấu trên tấm lưng mẹ, thấy được lưng mẹ ngày một còng thêm.
d. Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ”. Việc sử dụng biện pháp tu từ này làm nổi bật hình ảnh mẹ ngày một già đi, gầy hơn, yếu hơn. Cách sử dụng từ “nâng” và “cầm” trong khổ thơ đã thể hiện được tỉnh cảm của tác giả dành cho mẹ nâng niu, yêu thương, không ngăn được xúc động khi thấy mẹ ngày càng già, yếu đi như vậy.
Câu 2
Đọc văn bản "Khát vọng" của Xuân Quỳnh trong SBT Tiếng Việt 7 tập 2 trang 72 và trả lời nhưng câu hỏi bên dưới:
a. Bài thơ thể hiện những mơ ước gì của nhân vật xưng “ta”? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện mơ ước ấy.
b. Nhận xét nét độc đáo của các hình ảnh trong câu thơ
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bên các vì sao.
c. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối. Theo em, việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc biểu lộ khát vọng của nhân vật xưng “ta”
d. Tác giả đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì qua bài thơ? Em cảm nhận như thế nào về những tình cảm, cảm xúc ấy.
đ. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả sử dụng từ “mơ ước” hoặc “ước mơ", nhưng ở khổ thơ cuối lại dùng từ “khát vọng" Theo em, sự thay đổi này có dụng ý gì?
e. Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Qua các từ ngữ thể hiện mơ ước như:
- Từ ngữ: bày cỗ, vui chơi, rước đèn, múa hát, ca ngợi cuộc đời, du hành, bay cao,...
- Hình ảnh: mơ trăng tháng Tám, trải tâm tư dưới trời trăng sáng, vần thơ cùng du hành vũ trụ, sưởi ấm vùng trăng lạnh, cập bến các vì sao,.
Từ những từ ngữ, hình ảnh tìm được, ước mơ của nhân vật xưng “ta” là được vui chơi dưới trăng rằm tháng Tám, có một tình yêu đẹp, trở thành nhà thơ để ca ngợi cuộc đời.
b. Cách nhận xét nét độc đáo của các hình ảnh trong câu thơ:
Đâu chỉ lên trắng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
- Các hình ảnh trong câu thơ: thơ ta lên trăng theo những con tàu cập bến các vì sao.
- Nét độc đáo:
+ Hình ảnh thơ ấn tượng, thi vị bởi chúng gợi ra không gian vũ trụ kì vĩ, lãng mạn.
+ Có tác dụng làm nổi bật khát vọng bay bổng, lãng mạn của nhân vật xưng "ta".
c. Cách xác định và nêu tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
- Biện pháp tu từ so sánh.
- Tác dụng cách so sánh khát vọng của lòng ta với hình ảnh “thơ ta còn bay khắp”, “theo những con tàu cập bến các vì sao" làm cho khát vọng của nhân vật xưng “ta" gợi hình, gợi cảm, sống động, sâu sắc hơn.
d. Tác giả thể hiện một khát vọng sống mãnh liệt theo từng mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời qua đó thể hiện niềm tin yêu vào cuộc sống và mong muốn thể hiện cũng như phát triển bản thân theo chiều hướng tốt đẹp nhất.
đ. Ở ba khổ thơ đầu, tác giả dùng từ "mơ ước" hoặc "ước mơ", ở khổ thơ cuối, dùng từ "khát vọng". Dụng ý của sự thay đổi này là cho thấy sự trưởng thành trong nhận thức của nhân vật xưng "ta" theo thời gian: từ mơ ước đơn giản được vui chơi đêm rằm tháng Tám đến ước vọng tình yêu ở tuổi mới lớn và khát vọng cháy bỏng trở thành thi sĩ để ca ngợi cuộc đời, bay cao, bay xa vào tương lai tươi đẹp.
e. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: Trong cuộc sống ta cần đặt ra những mục tiêu sống và dựa vào đó để nâng cao khát vọng sống của bản thân.
Câu 3
Đọc văn bản Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ trong SBT 7 tập 2 trang 74 và trả lời những câu hỏi bên dưới:
a. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thứ nhất được miêu tả có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
b. Nhận xét nét độc đáo của từ ngữ, hình ảnh trong các câu thơ sau:
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bản.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hi hoáy viết thơ xuân.
Cụđồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
c. Em nhận xét như thế nào về vần và nhịp của bài thơ?
d. Cho biết chủ đề của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khổ | Từ ngữ | Hình ảnh | Biện pháp tu từ |
1 | Đỏ dần, trắng, hồng, lam, ôm ấp, viền, rỏ, nháy,… | Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh; sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa; tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa; đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh | So sánh; nhân hoá; ẩn dụ |
Nhận xét nét độc đáo: Khung cảnh thiên nhiên làng quê lúc bình minh và con đường đi chợ Tết được miêu tả bằng những từ láy đặc sắc; các biện pháp tu từ được sử dụng khéo léo. |
b. Nét độc đáo trong các câu thơ:
- Từ ngữ: kĩu kịt, hí hoáy, nước thời gian, phau phau,...
- Hình ảnh: anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ; thầy khóa gò lưng trên cánh phản, tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân; cụ đồ nho vuốt râu cằm, nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ; bà lão tóc trắng phauphau bán hàng bên miếu cổ.
- Nét độc đáo: mỗi nhân vật được miêu tả gắn với hoạt động liên quan đến nghề nghiệp, có dáng vẻ riêng, ví dụ như bức chân dung bà lão bán hàng bên miếu cổ được khắc tạc bằng lời như một bức vẽ truyền thần, sử dụng từ láy đặc sắc và cách dùng từ độc đáo (nước thời gian) để miêu tả cảnh họp chợ Tết nhộn nhịp đông vui, là nét đẹp của nền văn hóa lâu đời, đậm đà, ý vị.
c. Cách nhận xét vẫn và nhịp của bài thơ:
- Vần: sử dụng vần chân, hai câu đi liền nhau một vần; vẫn bằng, vần trắc nối tiếp luân chuyển.
- Nhịp: cách ngắt nhịp linh hoạt 3/5, 3/2/3 nhịp nhàng trong toàn bộ bài thơ tạo nhịp điệu lúc chậm rãi, lúc sôi động ở buổi chợ Tết điển hình của làng quê Việt Nam.
- Nhận xét: Vần và nhịp góp phần tạo nên âm điệu đa dạng của bài thơ sôi động, náo nhiệt, rộn rã của cảnh binh minh và hoạt động chợ Tết, trầm buồn, tiếc nuôi khi chợ đã tan.
d. Chủ đề: bức tranh chợ Tết ở làng quê.
SBT VĂN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chương 1: Số hữu tỉ
Bài 5
Bài 3: Tự trọng
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7