Đề bài
Bài 1. Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,4m. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước? (1dm3 =1\(l\))
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 2. Viết tên các hình dưới đây :
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Một hình lập phương có cạnh 4,5cm. Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,8m, mức nước có trong bể cao 0,6m. Người ta thả vào bể một hòn đá làm hòn non bộ thì mức nước trong bể cao 0,7m. Tính thể tích phần hòn non bộ ngập trong nước.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 6. Một hình hộp chữ nhật và một hình lập phương có thể tích bằng nhau. Cạnh hình lập phương bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật. Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 3cm, tính thể tích mỗi hình.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
- Tìm thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là lít, lưu ý ta có 1m3 = 1000dm3; 1dm3 = 1\(l\).
Cách giải:
Thể tích của bể nước là:
2 × 1,2 × 1,4 = 3,36 (m3)
3,36m3 = 3360dm3 = 3360\(l\).
Vậy bể chứa được 3360 lít nước.
Đáp số: 3360\(l\).
Bài 2.
Phương pháp:
Nhớ lại hình dạng của các hình đã học rồi viết tên của các hình đã cho.
Cách giải:
Hình 1 : Hình lập phương.
Hình 2 : Hình trụ.
Hình 3 : Hình cầu.
Hình 4 : Hình trụ.
Bài 3.
Phương pháp:
- Tính chu vi đáy ta lấy diện tích xung quanh chia cho chiều cao (vì diện tích xung quanh của thùng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao).
- Tìm nửa chu vi đáy ta lấy chu vi đáy chia cho 2.
- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
600 : 10 = 60 (cm)
Nửa chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
60 : 2 = 30 (cm)
Chiều dài của hình hộp chữ nhật là:
(30 + 6) : 2 = 18 (cm)
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
30 – 18 = 12 (cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
18 × 12 × 10 = 2160 (cm3)
Đáp số: 2160cm3.
Bài 4.
Phương pháp:
- Tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
- Tính thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Cách giải:
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(4,5 × 4,5) × 6 = 121,5 (cm3)
Thể tích hình lập phương là :
4,6 × 4,5 × 4,5 = 91,125 (cm3)
Đáp số: Diện tích toàn phần: 121,5cm3 ;
Thể tích: 91,125 cm3.
Bài 5.
Phương pháp:
Cách 1: Thể tích hòn đá bằng tổng thể tích hòn non bộ và nước trừ đi thể tích nước trong bể hay bằng thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước 2,5m, 1,8m, 0,7m trừ đi thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước 2,5m, 1,8m, 0,6m.
Cách 2: Thể tích của hòn non bộ bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,8m và chiều cao là: 0, 7 – 0,6 = 0,1 (mm). Từ đó áp dụng công thức tính thể tích V = a × b × c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật) ta tìm được thể tích hòn đá.
Cách giải:
Cách 1:
Thể tích nước trong bể là:
2,5 × 1,8 × 0,6 = 2,7 (m3)
Tổng thể tích của nước và hòn non bộ là:
2,5 × 1,8 × 0,7 = 3,15 (m3)
Thể tích của hòn non bộ ngập trong nước là:
3,15 – 2,7 = 0,45 (m3)
Đáp số: 0,45m3.
Cách 2:
Chiều cao của phần nước dâng lên là:
0,7 – 0,6 = 0,1 (m)
Thể tích nước dâng lên là:
2,5 × 1,8 × 0,1 = 0,45 (m3)
Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của hòn non bộ ngập trong nước. Vậy thể tích của hòn non bộ ngập trong nước là 0,45m3.
Đáp số: 0,45m3.
Bài 6.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương:
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Cách giải:
Gọi cạnh của hình lập phương là a (cm).
Thể tích của hình lập phương là: a × a × a.
Thể tích hình hộp chữ nhật là: 12 × 3 × a.
Vì hình hộp chữ nhật và một hình lập phương có thể tích bằng nhau nên ta có :
a × a × a = 12 × 3 × a
a × a = 12 × 3 (chia cả hai biểu thức cho a)
a × a = 36.
Do đó a = 6, hay cạnh hình lập phương là 6cm.
Thể tích của hình lập phương là:
6 × 6 × 6 = 216 (cm3)
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 216cm3.
Đáp số: 216cm3.
Chuyên đề 3. Chữ số tận cùng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 5
Phần Lịch sử
Bài 1: Em làm học sinh lớp 5
Unit 16. Where's the post office?