Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Vấn đề gì được bàn bạc trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung nhằm thể hiện rõ điều đó?
Phương pháp giải:
Chỉ ra vấn đề được tập trung thể hiện trong đoạn văn. Những từ ngữ nào được sử dụng để tập trung thể hiện điều đó.
Lời giải chi tiết:
+ Vấn đề được thể hiện trong đoạn văn: Cách để đón nhận những lời người khác đánh giá về bản thân ta.
+ Các từ ngữ được sử dụng để tập trung thể hiện điều đó là: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta, sự nhìn nhận của người ngoài,...
Câu 2
Rất cần soi mình trong mắt người khác - em hiểu câu này như thế nào?
Phương pháp giải:
Trình bày cách hiểu của bản thân về “Rất cần soi mình trong mắt người khác”
Lời giải chi tiết:
Câu “Rất cần soi mình trong mắt người khác” có nghĩa là mình cần xem xét, nhìn nhận bản thân mình trong mắt người khác để thấy được ưu điểm và khuyết điểm của bản thân qua sự đánh giá của mọi người. Từ đó, ta có thể khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm và hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày.
Câu 3
Theo tác giả, người khác thường chú ý mặt nòa khi nhìn nhận về ta? Sự chú ý đó thường nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra quan điểm của tác giả về người khác thường chú ý điều gì khi nhìn nhận về ta. Cho biết mục đích của sự chú ý đó.
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, người khác ít chú ý ưu điểm mà thường soi kĩ những nhược điểm, thiếu sót của ta. Sự chú ý này có hai mục đích khác nhau. Người chân tình góp ý về những thiếu sót của ta; người thiếu thiện cảm thì giễu cợt những nhược điểm của ta.
Câu 4
Cần có thái độ như thế nào khi hình dung rằng trong mắt người khác, hình ảnh của ta chưa tốt đẹp? Vì sao cần có thái độ như vậy?
Phương pháp giải:
Chỉ ra thái độ ứng xử khi người khác nhìn nhận rằng bản thân ta không tốt đẹp. Vì sao cần có thái độ như vậy.
Lời giải chi tiết:
Khi người khác nhìn nhận không tốt về ta, ta chỉ nên bình tĩnh đón nhận những lời đánh giá, góp ý ấy. Bởi vì cách cư xử hòa nhã là cách tốt nhất để giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và không khiến cho những người đã ghét mình lại càng ghét mình hơn.
Câu 5
Ở đoạn văn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề? Dựa vào đâu em khẳng định điều ấy?
Phương pháp giải:
Chỉ ra người viết tập trung dùng lĩ lẽ hay dẫn chứng để lập luận cho bài viết.
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn vấn này, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề. Điều này thể hiện ở chỗ: người viết đặt ra câu hỏi để tự trả lời nhằmtập trung diễn giải rõ ràng từng khía cạnh của vấn đề
Câu 6
Hãy chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối ở đoạn văn.
Phương pháp giải:
Chỉ ra câu liên kết với nhau bằng phép nối trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
“Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không?”. Hai câu được liên kết với nhau bằng từ “nhưng”
Đề thi giữa kì 1
Grammar Bank
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chương X. Sinh sản ở sinh vật
Bài 10. Văn bản thông tin
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7