Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 152-152)
Câu 1
Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội?
Phương pháp giải:
Tìm ra trong bài thơ những hình ảnh cho thấy người mẹ không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho anh bộ đội
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh cho thấy người mẹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để chăm lo cho các anh bộ đội:
“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”
...
“Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:”
...
“Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội”
Câu 2
Tình yêu thương của người mẹ đối với con được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Tìm những hình ảnh trong bài thơ cho thấy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh trong bài thơ cho thấy tình yêu thương của mẹ đối với con:
“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...”
Câu 3
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần/ Mai sau con lớn vung chày lún sân?
Phương pháp giải:
Trình bày ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của hai dòng thơ
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ thể hiện mong ước, kì vọng của người mẹ vào sự lớn khôn, khỏe mạnh của người con. Mẹ mong cho con mình sau này lớn lên sẽ khoẻ mạnh, vạm vỡ, cường tráng, con cũng sẽ tiếp tục làm ra lúa gạo để góp phần nuôi bộ đội.
Câu 4
Qua đoạn thơ, em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ Tà-ôi?
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân về phẩm chất của người mẹ Tà Ôi
Lời giải chi tiết:
Người mẹ Tà Ôi là một người phụ nữ thuần hậu, chất phác, chịu khó, chăm chỉ trong lao động, có tinh thần ủng hộ cách mạng, chăm lo cho bộ đội và có tình yêu thương con sâu sắc, có ước mơ giản dị về sự khôn lớn của con và mong con sẽ tiếp tục thay mẹ ủng hộ bộ đội và cách mạng để sớm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Câu 5
Trong hai dòng thơ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi/ Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 dòng thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó
Lời giải chi tiết:
+ Điệp ngữ: Ngủ ngoan A – kay..., mẹ thương...
Tác dụng: nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha thiết yêu thương con. Mẹ mong cho con ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp. Mẹ mong trong giấc ngủ, em cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có thật nhiều gạo ngon để nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến và mẹ cũng mong em lớn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân.
Câu 6
Hãy chọn và phân tích một vìa trường hợp để làm rõ cách sử dụng từ ngữ đặc sắc trong đoạn thơ: Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng/ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi/ Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối/ Lưng đưua nôi và tim hát thành lời.
Phương pháp giải:
Chọn và phân tích một vài trường hợp đặc sắc về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Cách dùng từ “nghiêng” trong câu thơ “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” rất đặc sắc. Tác giả sử dụng 2 chữ “nghiêng”, đặt ở trạng thái sóng đôi với nhau. Với việc sử dụng từ ngữ như vậy, tác giả cho chúng ta hình dung ra người mẹ đang giã gạo rất vất vả. Mỗi một nhịp chày mẹ giã xuống theo hướng nghiêng từ trên xuống dưới kéo theo giấc ngủ của em bé trên lưng mẹ cũng bị nghiêng ngả, chênh vênh theo. Như vậy, câu thơ cho người đọc thấy được em bé chính là người đồng hành, sát cánh bên mẹ trong công việc lao động. Em là động lực để mẹ làm việc, phục vụ kháng chiến.
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chủ đề 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV- XVI
Chương 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 2: Trung thực
Unit 8. Festivals around the world
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7