Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Vấn đề gì được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích trong SBT và chỉ ra vấn đề được tác giả bàn luận trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Vấn đề được tác giả bàn luận trong đoạn trích là: Hạnh phúc và sự an toàn.
Câu 2
Tác giả cho rằng,“hạnh phúc thật sự” của con người không phải ở việc mua được căn nhà to hay xe hơi đắt tiền; không phải ở sự giỏi giang hay được lặn trọng vọng nơi làm việc. Vậy, theo tác giả, hạnh phúc thật sự mà con người đạt được là gì?
Phương pháp giải:
Tìm ra quan điểm của tác giả về hạnh phúc thực sự của con người.
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, hạnh phúc thật sự mà con người cần đạt được là sự hài lòng về bản thân và cảm giác an toàn, hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.
Câu 3
"Nếu chúng ta học giỏi ở trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang. Nhưng hạnh phúc không phải chỉ chứa đựng"
Ở hai câu trên, người viết sử dụng lí lẽ hay bằng chứng? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Chỉ ra trong hai câu văn, tác giả sử dụng lí lẽ hay bằng chứng. Đưa ra căn cứ để bản thân có thể xác định được điều này.
Lời giải chi tiết:
Ở hai câu trên, tác giả sử dụng lí lẽ. Căn cứ vào những lời lẽ tác giả đưa ra để lập luận cho bài viết của mình mà em có thể xác định được điều này.
Câu 4
Trong đoạn trích, người viết đã sử dụng những bằng chứng nào? Các bằng chứng đó được dùng để làm sáng tỏ điều gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra các bằng chứng tác giả sử dụng trong đoạn trích. Cho biết những bằng chứng đó có tác dụng gì
Lời giải chi tiết:
+ Trong đoạn trích, người viết kể về việc những người cha, người mẹ đã hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân khi đến tham dự ngày lễ tốt nghiệp của con mình.
+ Bằng chứng này đưa ra là minh chứng xác thực cho việc cha mẹ hài lòng về con cái của mình, họ thấy đủ đầy và hạnh phúc về những gì con cái làm được.
Câu 5
"Cảm giác an toàn thật sự chỉ đến khi ta hài lòng với chính bản thân mình. Nó chính là “sản phẩm phụ” của một cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống."
Hãy chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết hai câu trên với nhau.
Phương pháp giải:
Chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết hai câu văn
Lời giải chi tiết:
Từ “nó” dùng để liên kết hai câu văn
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7