Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nội dung chính của đoạn trích là gì? Theo em, sự việc được kể trong đoạn trích có thể xảy ra trong thực tế không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra nội dung chính trong đoạn trích. Cho biết sự việc này có thể xảy ra trong thực tế không ? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
+ Nội dung: Đoạn trích viết về nhân vật “tôi” và thuyền trưởng Nê – mô với chuyến hành trình tham quan dưới đáy biển.
+ Theo em, sự kiện này có thể xảy ra trong thực tế. Bởi vì hiện nay, con người đã có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho chuyến tham quan đáy biển của mình.
Câu 2
Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố nào dưới đáy biển? Em hãy liệt kê những chi tiết miêu tả thành phố đó.
Phương pháp giải:
Cho biết nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố nào dưới đáy biển. Chỉ ra các chi tiết trong văn bản miêu tả về thành phố đó.
Lời giải chi tiết:
+ Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố Át – lan – tích dưới đáy biển.
+ Các chi tiết trong văn bản miêu tả về thành phố đó:
Câu 3
Em hãy tìm kiếm và trình bày vắn tắt những thông tin thu lượm được về thành phố Át-lan-tích từ sách, báo hoặc in-tơ-nét.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin về thành phố Át – lan – tích trên sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
Theo truyền thuyết, thành phố Át – lan – tích đã từng tồn tại cách đây khoảng mười nghìn năm, ở vùng lục địa Á – Âu. Thành phố vĩ đại này đã chìm xuống dưới đáy Địa Trung Hải sau một cơn động đất hoặc sóng thần. Sự biến mất bí ẩn của thành phố này đã gây tò mò và mong muốn khám phá, tìm hiểu sự thật ẩn sâu nó của các nhà thám hiểm.
Câu 4
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng
làm như vậy.
Phương pháp giải:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
+ Phép lặp: Ở đâu, tôi
+ Phép thế: Từ “vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu” được thay thế bằng “làm như vậy”
Tác dụng: Các phương tiện liên kết giúp cho đoạn văn được mạch lạc và thống nhất về nội dung, cho thấy sự tò mò, hứng thú muốn khám phá đáy biển của nhân vật “tôi”
Câu 5
Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn rồi nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Phương pháp giải:
Phân tích tính mạch lạc của đoạn trích
Lời giải chi tiết:
+ Mạch lạc về nội dung: Các câu trong đoạn văn triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn văn: Khung cảnh thành phố Át – lan – tích dưới đáy biển.
+ Mạch lạc về hình thức: Lặp từ “xa”, cho thấy khung cảnh thành phố được hiện ra trước mắt nhân vật từ gần đến xa – một thành phố mới lạ, hấp dẫn mà lần đầu nhân vật “tôi” được nhìn thấy.
Bài 5. Màu sắc trăm miền
Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng
Unit 2: Communication
Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Đề thi học kì 2
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7