Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Vì sao nhân vật An-tư-nai quyết định trút lại bao ki-giắc ở trường Đuy-sen?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích trong SBT và tìm ra nguyên nhân khiến nhân vật An – tư – nai quyết định trút lại bao ki – giắc ở trường Đuy – sen
Lời giải chi tiết:
Nhân vật An – tư – nai quyết định trút lại bao ki – giắc ở trường Đuy – sen là bởi vì cô bé muốn mùa đông ở trường có nhiều cái đốt sưởi hơn. Hơn nữa, cô bé cũng muốn làm việc gì đó hữu ích như một cách để đền ơn thầy Đuy – sen – một người thầy đã trao cho cô nụ cười hiền từ và nhân hậu, thắp lên niềm tin được học hành trong lòng cô gái nhỏ.
Câu 2
Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai sau khi trút lại bao ki-giắc ở trường. Theo em, điều gì khiến An-tư-nai có tâm trạng như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và chỉ ra những cảm xúc, suy nghĩ của An – tư – nai khi trút bao ki – giắc ở trường. Sau đó, lý giải tâm trạng đó của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Khi An – tư – nai quyết định trút lại bao ki – giắc ở trường, cô bé cảm thấy vui sướng, hân hoan vì lần đầu tiên được tự mình làm một việc hữu ích. Trong lòng cô không hề lo lắng, sợ hãi dù không còn ki – giắc để mang về nhà. Trái lại, cô còn thấy tự hào, kiêu hãnh về bản thân, thấy mình tràn đầy hy vọng khi nghĩ tới việc được đi học ở trường của thầy Ðuy – sen.
Câu 3
Liên hệ với nội dung phần (3) của văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK và chỉ ra những chi tiết cho thấy thầy Đuy-sen biết người trút lại bao ki-giắc ở trường chính là An-tư-nai. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với An-tư-nai?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích trong SBT và liên hệ với phần 3 của văn bản “Người thầy đầu tiên” trong SGK, tìm những chi tiết cho thấy thầy Đuy – sen biết An – tư – nai chính là người trút lại bao ki – giắc ở trường. Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết này đối với cảm xúc của nhân vật An – tư – nai.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thầy Đuy – sen đã hỏi cô học trò của mình là: “An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki-giắc ở trường không?” và nụ cười của thầy chứng tỏ thầy biết An – tư – nai chính là người đã trút lại bao ki – giắc ở trường. Điều này khiến cho An – tư – nai rất cảm động, vui sướng vì thầy Đuy – sen không chỉ yêu quý mà còn hiểu và trân trọng em.
Câu 4
Em hãy dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai trong đoạn trích trên để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật
Phương pháp giải:
Khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An – tư – nai
Lời giải chi tiết:
An – tư – nai là một cô gái tốt bụng, có tấm lòng hướng thiện, biết nghĩ cho mọi người, biết ước mơ và trân trọng ước mơ của bản thân, trân trọng tình cảm yêu quý của thầy giáo dành cho mình.
Câu 5
Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong đoạn văn sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
Không biết vì tôi giận các bạn đã không nghe tôi nên cứ muốn làm theo ý mình, hay từ thuở bé mọi ước nguyện, mọi ý muốn của tôi đều bị chôn vùi dưới những lời mắng chửi, những cái bạt tai của những con người phũ phàng; chỉ biết là tôi vẫn thấy muốn làm việc gì để cảm ơn con người thật ra không quen biết ấy, để đền đáp lại nụ cười đã sưởi ấm lòng tôi, đền đáp lòng tin cậy của người ấy đối với tôi, đền đáp mấy câu nói nhân từ ấm áp
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn, tìm các phó từ được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra ý nghĩa bổ sung của mỗi phó từ
Lời giải chi tiết:
Các phó từ (được gạch chân) trong đoạn văn là: các bạn, mọi ước nguyện, mọi ý muốn, những lời mắng chửi, những cái bạt tai những con người phũ phàng.
- Phó từ các chỉ số lượng nhiều, gồm tất cả sự vật được nói đến (bạn)
- Phó từ những chỉ số lượng nhiều của sự vật được biểu thị ở danh từ.
- Phó từ mọi chỉ số lượng không xác định với ý nhấn mạnh tất cả các sự vật được nói đến
Câu 6
Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Cho đến nay tôi cẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế
b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích
c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào!
Phương pháp giải:
Chỉ ra các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ trong các câu được đưa ra trong SBT và nêu ý nghĩa bổ sung của các phó từ đó.
Lời giải chi tiết:
a. Cho đến nay tôi vẫn không hiểu hôm ấy cái gì xui khiến tôi dám làm một việc như thế.
- Ý nghĩa bổ sung của phó từ không: phó từ bổ sung ý nghĩa phủ định, ý nói là nhân vật không hiểu được hành động của mình xuất phát từ nguyên nhân gì.
b. Bởi vì tôi đã làm được một việc nhỏ hữu ích.
- Ý nghĩa bổ sung của phó từ đã: ý nói một việc gì đó đã được hoàn thành trước đấy
c. Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào!
- Ý nghĩa bổ sung của phó từ hãy: Phó từ hãy bổ sung cho động từ nhìn ý nghĩa mệnh lệnh, cầu khiến người khác thực hiện hành động nhìn
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
Chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Unit 2: Family and friends
Welcome back
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7