Đọc lại bài thơ Gò Me trong SGK (tr. 93) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thaanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu:
Phương pháp giải:
Đọc khổ thơ đầu và chỉ ra những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me
Lời giải chi tiết:
+ Hình ảnh miêu tả ánh sáng: đốm hải đăng tắt, loé đêm đêm
+ Hình ảnh miêu tả âm thanh: leng keng nhạc ngựa
+ Hình ảnh miêu tả không gian miền quê Gò Me: mặt trông ra bể, con đê cát đỏ cỏ viền,...
Câu 2
Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:
[...] Tôi nằm trên võng mẹ đưa
Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín
Gió dìu vương xao xuyến bờ tre
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau
Lời giải chi tiết:
Các tiếng: đưa - trưa; nồng - bông bắt vần với nhau.
Câu 3
Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng má làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?
Phương pháp giải:
Đọc hai dòng thơ và đưa ra cảm nhận của bản thân về những người phụ nữ Gò Me
Lời giải chi tiết:
Những người phụ nữ Gò Me là những người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, có đôi má núm đồng tiền, rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc của mình và rất yêu lao động, khỏe khoắn, nhanh nhẹn trong công việc.
Câu 4
Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò ... ơ ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?
Phương pháp giải:
Đọc hai câu thơ và chỉ ra ý hiểu của bản thân về nội dung hai câu thơ đó
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ muốn nói rằng trai Biên Hòa yêu quý những cô gái Gò Me không phải bởi vì họ có nhan sắc xinh đẹp mà là vì họ có giọng hò duyên dáng, ngọt ngào làm cho các chàng trai mê đắm. Qua đây, ta thấy được nỗi nhớ quê hương, nhớ điệu hò quê của tác giả
Câu 5
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín
Gió dìu vương xao xuyến bờ tre
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Lời giải chi tiết:
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “gió dìu vương, xao xuyến”
Tác dụng: làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm. Gió dường như vẫn biết vấn vương, xao xuyến tiếng hò vang vọng cả đồng quê của con người.
Câu 6
Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu:" Mẹ đang tắm cho bé"
Phương pháp giải:
Giải thích ý nghĩa của từ “tắm” trong câu thơ. Sau đó so sánh với từ “tắm” trong câu “Mẹ đang tắm cho em bé”
Lời giải chi tiết:
+ Từ tắm được sử dụng trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi chỉ hình ảnh mặt trăng in hình xuống làn nước, gợi cảm giác như trăng đang ngâm mình trong nước
+Còn từ tắm trong câu Mẹ đang tắm cho bé chỉ hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ.
Unit 0. Welcome
Tác giả - tác phẩm Kết nối tri thức
Chương 4: Góc và đường thẳng song song
Chương IX. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7