Đề bài
Nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm.".
Lập dàn ý cho đề văn trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lập dàn ý cho đề văn “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Lời giải chi tiết
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Thân bài:
1. Giải thích:
-“đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc
- “sạch” và “thơm” là biểu hiện cho một lối sống trong sạch, giữ gìn đạo đức, nhân phẩm của bản thân.
=> Nghĩa hiểu ngôn: Dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.
=> Nghĩa hàm ẩn: Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, luôn sống ngay thẳng, trong sạch, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa trong hoàn cảnh sống khó khăn của bản thân.
2. Chứng minh
- Cuộc sống của con người luôn tồn tại đầy rẫy những bất ngờ: thuận lợi và khó khăn.
- Con người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn thường có suy nghĩ làm liều “đói ăn vụng, túng làm liều”
- Khi con người ở vào hoàn cảnh khó khăn, hành động mà không suy nghĩ kĩ dễ dẫn đến làm những việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân mình và những người xung quanh.
- Con người cần phải giữ gìn phẩm giá, nhân phẩm của mình trong bất cứ trường hợp nào vì cho dù ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa, nhân phẩm cũng là thước đo giá trị của con người.
- Dẫn chứng: Có những đứa trẻ nghèo khó, không có người nuôi dưỡng, phải đi bán báo, đánh giày nhưng vẫn không ăn trộm, không làm điều sai trái.
3. Rút ra bài học thực tiến:
- Con người trong xã hội mới cũng cần phải tỉnh táo để không đánh mất đi phẩm giá của chính mình. Không vì để đạt được mục đích mà nịnh hót người này, hãm hại người kia.
- Không toan tính vụ lợi, không ích kỉ bon chen, dù hoàn cảnh ra sao cũng phải biết yêu thương, bao dung với mọi người.
- Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải biết tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, bắt đầu từ những việc làm thiết thực nhất như không quay cóp bài, không nói dối thầy cô, biết giúp đỡ, yêu thương bạn bè.
Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
- Khuyên con người phải biết giữ gìn nhân phẩm trong mọi hoàn cảnh
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Chương 9: Một số yếu tố xác suất
Culture
Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Bài 4: Nghị luận văn học
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7