Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1
Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nào? Vì sao em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Cho biết đoạn trích mang đặc điểm của kiểu văn bản nào. Vì sao có thể xác định được như vậy.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích mang đặc điểm của văn bản nghị luận. Có thể xác định như vậy vì người viết sử dụng nhiều lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người đồng tình với quan điểm của tác giả về thi sĩ.
Câu 2
Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích là gì? Em tán thành hay không tán thành ý kiến của tác giả? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chỉ ra điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích. Đưa ra ý kiến của bản thân (đồng tình hay không đồng tình) với ý kiến của tác giả. Vì sao.
Lời giải chi tiết:
+ Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích là vai trò của thi sĩ trong việc mang đến cho độc giả cách nhìn mới lạ, phong phú về thế giới đời sống xung quanh.
+ Em tán thành với ý kiến của tác giả. Bởi vì thi sĩ có thể sử dụng khả năng ngôn từ của mình để sáng tác văn chương một cách hình ảnh, làm cho thế giới đời sống vốn khô khan trở nên sinh động và hấp dẫn người đọc.
Câu 3
Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích chòe đã thêm cho trời đất không chỉ đơn thuần một loài chim. Vậy theo em, người ấy còn thêm cho trời đất cái gì khác nưa?
Phương pháp giải:
Đưa ra ý kiến của bản thân về việc người đầu tiên thốt lên hai tiếng “chích chòe” đã mang đến cho đất trời không chỉ đơn thuần là một loài chim.
Lời giải chi tiết:
Người đầu tiên thốt lên hai tiếng “chích chòe” đã mang đến cho đất trời không chỉ đơn thuần là một loài chim mà còn mang đến cho thế giới cách cảm nhận mới lạ và phong phú về thế giới loài vật, từ đó có sự kết nối đến thế giới con người.
Câu 4
Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích
Phương pháp giải:
Phân tích tính mạch lạc và liên kết của văn bản
Lời giải chi tiết:
+ Mạch lạc: Các ý trong đoạn văn đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung để làm sáng tỏ chủ đề của văn bản: vai trò của thi sĩ trong việc mang đến cho độc giả cách nhìn mới lạ, phong phú về thế giới đời sống xung quanh. Câu (1) đưa ra chủ đề, các câu sau lí giải và làm sáng tỏ chủ đề.
+ Liên kết:
Câu 5
Hãy viết lại câu văn sau đây theo cách diễn đạt khác mà em cho là phù hợp (cần bảo lưu ý chính, có thể lược bớt ý phụ). Nêu nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc qua so sánh nó với câu văn em vừa viết.
Ai đầu tiên gọi chích chòe, khi nó còn khuyết danh, là chích chòe, người ấy đích thị là một nhà thơ.
Phương pháp giải:
Viết lại câu văn theo cách diễn đạt khác sao cho phù hợp. Nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc với câu văn vừa viết lại
Lời giải chi tiết:
+ Viết lại câu văn: Một nhà thơ đích thị là người đầu tiên gọi chính chòe khi nó còn khuyết danh.
+ Nhận xét: Câu văn gốc lặp lại cụm từ “chính chòe” hai lần nhằm nhấn mạnh đến người đã gọi tên “chính chòe” đầu tiên chính là nhà thơ. Câu văn sau khi sửa lại được lược bớt cụm từ “chính chòe” làm cho câu văn không mang ý nghĩa nhấn mạnh như câu văn gốc.
Câu 6
Từ những điều được tác giả đề cập trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nói lên cảm nhận, suy nghĩ của em về hoạt động sáng tạo của nhà thơ
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận, suy nghĩ của em về hoạt động sáng tạo của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động sáng tạo là một trong những hoạt động cần thiết của nhà thơ. Là một người thi sĩ, người sáng tác thơ ca rất cần phát huy sự sáng tạo của bản thân. Thi sĩ không thể nhìn nhận và ghi chép cuộc đời như những gì bản thân nó sẵn có. Bởi vì làm như thế không khác nào copy lại y nguyên cuộc đời một cách nhàm chán, vô vị. Người nghệ sĩ không thể cứ mãi đi theo lối mòn mà phải sử dụng khả năng sáng tạo của bản thân để tạo ra dấu ấn riêng cho mình, làm hấp dẫn và phong phú thêm các hình tượng nghệ thuật. Qua cái nhìn chủ quan của nhà thơ, cùng vốn hiểu biết văn chương và khả năng sáng tạo, tác giả mang đến cho người đọc những lời thơ, câu từ hay và hấp dẫn, bồi đắp thêm tình yêu cuộc sống cho mọi người. Nhờ vậy mà thơ ca phát huy được sức mạnh khơi gợi tình cảm, cảm xúc của con người và khiến cho những tâm hồn yêu văn chương trở nên đồng điệu, gắn bó hơn.
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7