Đọc lại văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ(từ "Bạn hãy tưởng tượng" đến "lối đi an toàn và thơm ngát") trong SGK (tr. 62 - 63) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Theo nhân vật "tôi", điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ"?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu xem nhân vật “tôi” cảm nhận được điều gì khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Lời giải chi tiết:
Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã:
+ Hiểu khu vườn nói gì
+ Hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì
+ Cảm nhận được tiếng bước chân trong vườn cách bạn bao xa, biết tiếng bước chân đó là của ai.
Câu 2
Bí mật mà nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chỉ ra bí mật mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ
Lời giải chi tiết:
Bí mật mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là “con mắt thần” của mình. Đó chính là chiếc mũi đặc biệt của cậu bé. Cậu có thể dùng chiếc mũi của mình để cảm nhận và phát hiện ra mọi thứ ngay cả khi nhắm mắt.
Câu 3
Khi nào chúng ta có thể "nhìn" thấy bông hồng ngay trong đêm tối và không bao giờ lạc lối trong những khu vườn?
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở SBT: “Khi nào chúng ta có thể “nhìn” thấy bông hồng ngay trong đêm tối và không bao giờ lạc lối trong những khu vườn?”
Lời giải chi tiết:
Để có thể “nhìn” thấy bông hồng ngay trong đêm tối và không bao giờ lạc lối trong những khu vườn thì chúng ta cần phải cảm nhận những thứ xung quanh bằng mọi giác quan, không chỉ riêng bằng đôi mắt. Khi ta mở rộng tâm hồn và đón nhận cuộc sống bằng mọi giác quan và tinh thần tích cực thì ta sẽ thấy được ánh sáng soi đường cho chính mình.
Câu 4
Những cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn và các loài hoa thể hiện nét tính cách nào ở nhân vật "tôi"?
Phương pháp giải:
Tìm ra nét tính cách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về khu vườn và các loài hoa
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tôi” là một người yêu thiên nhiên, có những cảm nhận tinh tế về mùi hương và những thứ xung quanh mình.
Câu 5
So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng vị ngữ của câu bằng cụm từ:
a. Đó chính là một điều bí mật
b. Đó chính là một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn
Phương pháp giải:
So sánh hai câu đưa ra trong SBT và đưa ra nhận xét về việc dùng cụm từ để mở rộng vị ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Đó chính là một điều bí mật.
b. Đó chính là một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn.
So sánh: Vị ngữ trong câu b sử dụng cụm từ để mở rộng thành phần câu, làm cho nội dung câu rõ ràng hơn so với câu a
Nhận xét: Nhờ việc sử dụng cụm từ để mở rộng thành phần câu giúp cho câu b thể hiện được ý biểu đạt một cách rõ ràng hơn: điều bí mật của nhân vật tôi không phải là một bí mật chung chung cần phải giấu giếm mà là bí mật có thể chia sẻ với người khác.
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Unit 10: Energy Sources
Unit 10. Energy Sources
Bài 7: Thế giới viễn tưởng
Unit 5: Food and Drink
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7