Trả lời câu hỏi bài tập 1 SBT trang 4 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc lại văn bản “Bầy chim chìa vôi trong sách giáo khoa (T11 – T16) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon ở phần 1
Phương pháp giải:
Đọc cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon ở phần 1 (trang 11, 12 SGK) rồi tóm lược những ý chính trong cuộc trò chuyện.
Lời giải chi tiết:
Khoảng 2 giờ sáng, Mon tỉnh giấc, quay sang nói chuyện với Mên hỏi Mên rằng mưa có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa vì Mon lo cho đàn chìa vôi non sẽ bị mưa làm cho chết đuối. Mên nói rằng mình cũng sợ điều này. Hai anh em nằm trong chiếc chăn dạ đã rách thì thầm nói chuyện. Mon kể cho Mên nghe rằng hôm qua mình đi kéo chũm với bố ở gần sông và được bố cho biết chỉ có ở sông làng mình thì mới có chim chìa vôi sống. Mon thắc mắc sao chim chìa vôi không làm tổ trên bờ nhưng Mên cũng không có câu trả lời để giải đáp cho Mon. Thế rồi hai đứa bé nằm im nhưng chúng cứ thao thức không ngủ được.
Câu 2
Mên và Mon sinh ra và lớn lên ở đâu? Chỉ ra vài chi tiết giúp em nhận biết điều đó
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 1 trong SGK trang 12, tìm chi tiết liên quan đến nơi Mon và Mên sinh ra
Lời giải chi tiết:
- Mên và Mon sinh ra và lớn lên ở ven bờ sông Đáy.
- Chi tiết giúp chúng ta nhận ra điều đó:
+ “Bố bảo chỉ có ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế”
+ “Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sấm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. Con sông Đáy cựa mình lớn lên”
Câu 3
Tìm một số chi tiết miêu tả suy nghĩ,cảm xúc của nhân vật Mon về bầy chim chìa vôi. Từ đó nêu nhận xét về tính cách của nhân vật Mon.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ tác phẩm, chú ý lời nói và thái độ của nhân vật Mon khi nói về bầy chim chìa vôi để tìm ra chi tiết. Sau đó đưa ra nhận xét của bản thân về tính cách của nhân vật Mon theo gợi ý sau:
+ Mon là người như thế nào?
+ Mon có yêu thương động vật, đặc biệt là bầy chim chìa vôi không?
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật Mon về bầy chim chìa vôi:
+ “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”
+ “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”
+ “Bố bảo chỉ có ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Sao nó không làm tổ trên bờ hả anh?”
+ “Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ chưa?”
+ “Hay mình mang chúng nó vào bờ”
+ “Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ anh ạ”
+ “Ướt cánh chim có bay được không?”
- Nhận xét: Mon là người có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương động vật, đặc biệt rất quan tâm đến bầy chim chìa vôi, sợ chúng bị đuối nước mà chết
Câu 4
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Mên. Những chi tiết nào khiến em có cảm nhận đó?
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật Mên. Sau đó tìm những chi tiết trong sách giáo khoa để làm rõ cảm nhận của bản thân về nhân vật này.
Lời giải chi tiết:
- Mên là một nhân vật có tính cách thẳng thắn, không hay nói những lời dịu dàng nhưng lại là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương động vật và rất chiều theo ý em mình.
- Những chi tiết chứng minh điều đó:
+ Mên rất thẳng tính: “Gì đấy? Mày không ngủ à? – Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; “Chim thì bơi sao được. Mày làm chìa vôi cứ như vịt ấy”
+ Mên rất lo lắng cho bầy chìa vôi: “Ừ nhỉ. – Giọng thằng Mên thảng thốt – Có lẽ sắp ngập mất cả rồi”; “Tao cũng sợ”
+ Mên rất chiều em, cùng em đi xem bầy chìa vôi: “Lúc này, giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn: Nào xuống đò được rồi đấy”
+ Mên rất tốt bụng: “Thằng Mên quấn cái dây vào người nó rồi gò lưng kéo”.
Câu 5
Em hãy đóng vai nhân vật Mên, viết đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu kể lại sự việc hai anh em chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi.
Phương pháp giải:
Hóa thân thành nhân vật Mên kể lại sự việc hai anh em giải cứu bầy chim chìa vôi bằng lời kể của mình.
Lời giải chi tiết:
Tôi là Mên, nhân vật trong câu chuyện “Bầy chim chìa vôi”. Hai anh em tôi ở gần một bãi sông. Sau một trận mưa lớn, nước sông dềnh lên lênh láng. Tôi và Mon rất lo lắng cho bầy chim chìa vôi non sẽ bị nước ngập đến chết mất. Thấy vậy, Mon đã bàn với tôi ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi. Chúng tôi đi đò ra bãi cát giữa sông, tôi kéo đò vào bờ, còn thằng Mon đẩy. Khi chúng tôi kéo được đò vào bờ thì trời bắt đầu sáng dần. Chúng tôi đứng ở bờ sông, nhìn xem đàn chìa vôi có bị ướt không. Nhưng ngay lúc đó, hai anh em tôi thấy sợ hãi vì nghe thấy tiếng người lớn gắt gỏng ở ngôi nhà chân đê. Rất có thể đó là giọng của bố tôi. Bố đã dậy và biết chúng tôi ra đây thì sẽ mắng cho một trận. Thế rồi, gạt qua nỗi sợ, tôi cố căng mắt nhìn bãi cát đang ngập trong nước, xem đàn chìa vôi có đó không. Và chúng tôi đã thấy những cánh chìa vôi bay lên từ bãi cát đầy nước. Anh em tôi thấy chim chìa vôi mẹ lượn đôi cánh bay sát đàn chìa vôi con. Cả hai chúng tôi đã khóc lúc nào không hay. Có lẽ chúng tôi thật sự hạnh phúc khi thấy đàn chìa vôi an toàn. Đó là một cảm xúc thật khó tả và thật vui sướng.
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Test Yourself 2
Unit 10. Energy Sources
Bài 2. Bài học cuộc sống
Chương 5. Một số yếu tố thống kê và xác suất
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7