Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Có ba bánh xe răng cưa \(A, B, C\) cùng chuyển động ăn khớp với nhau. Khi một bánh xe quay thì hai bánh xe còn lại cũng quay theo. Bánh xe \(A\) có \(60\) răng, bánh xe B có \(40\) răng, bánh xe \(C\) có \(20\) răng. Biết bán kính bánh xe \(C\) là \(1\)cm. Hỏi:
a) Khi bánh xe \(C\) quay \(60\) vòng thì bánh xe \(B\) quay mấy vòng?
b) Khi bánh xe \(A\) quay \(80\) vòng thì bánh xe \(B\) quay mấy vòng?
c) Bán kính của các bánh xe \(A\) và \(B\) là bao nhiêu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Công thức tính chu vi của đường tròn bán kính R là: \(C = 2\pi R\)
Lời giải chi tiết
Ta có bánh xe \(A\) có \(60\) răng, bánh xe \(B\) có \(40\) răng, bánh xe \(C\) có \(20\) răng nên suy ra chu vi của bánh xe \(B\) gấp đôi chu vi bánh xe \(C\), chu vi bánh xe \(A\) gấp ba chu vi bánh xe \(C\).
Chu vi bánh xe \(C\) là: \(C_1=2 \pi R=2. 3,14 . 1 = 6,28 (cm)\)
Chu vi bánh xe \(B\) là: \(C_2=2C_1=6,28 . 2 = 12,56 (cm)\)
Chu vi bánh xe \(A\) là: \(C_3=3C_1=6,28 . 3 = 18,84 (cm)\)
a) Khi bánh xe \(C\) quay được \(60\) vòng thì quãng đường đi được là:
\(60 . 6,28 = 376,8 (cm)\)
Khi đó số vòng quay của bánh xe \(B\) là:
\(376,8 : 12,56 = 30\) (vòng)
b) Khi bánh xe \(A\) quay được \(80\) vòng thì quãng đường đi được là:
\(80 . 18,84 = 1507,2\) (cm)
Khi đó số vòng quay của bánh xe \(B\) là:
\(1507,2 : 12,56 = 120\) (vòng)
c) Bán kính bánh xe \(B\) là: \(12,56 : (2π) = 12,56 : 6,28 = 2(cm)\)
Bán kính bánh xe \(A\) là: \(18,84 : (2π) = 18,84 : 6,28 = 3(cm)\)
Unit 11: Changing roles in society
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9
PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 9 TẬP 1
CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG