Đề bài
Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất \(2,02.{10^6} N/m^2\). Một lúc sau áp kế chỉ \(0,86.{10^6} N/m^2\).
a) Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng \(10300 N/m^3\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\)
Lời giải chi tiết
Tóm tắt:
p1 = 2,02.106 N/m2; p2 = 0,86.106 N/m2;
a) Tàu nổi hay lặn?
b) d = 10300 N/m3; Độ sâu h1, h2 = ?
Lời giải:
a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.
b) Ta có: \(p = dh\) \(\Rightarrow{h} = \dfrac{p}{d}\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
\({h_1} = \dfrac{{{p_1}}}{d} = \dfrac{{2020000}}{{10300}} \approx 196m\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau:
\({h_2} = \dfrac{{{p_2}}}{d} = \dfrac{{860000}}{{10300}} \approx 83,5m\)
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Đề kiểm tra 15p kì 1 – Có đáp án và lời giải
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Unit 8: Country Life And City Life - Đời sống ở nông thôn và đời sống ở thành thị
Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á