Đề bài
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Gọi số mol của Cu phản ứng là x (mol).
Viết PTHH: Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
x —> 2x —> x —> 2x
Khối lượng kim loại tăng = mAg sinh ra - mCu phản ứng
=> 2x.108 - 64x = 1,52
=> x = ?
=> Tính toán được các yêu cầu bài toán.
Lời giải chi tiết
Phương trình hóa học:
\(Cu + {\rm{ }}2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag{\rm{ }} \downarrow \)
Gọi số mol Cu phản ứng là x
Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu phản ứng = 2x mol
Khối lượng lá đồng tăng thêm là 1,52 gam \( \to\) mAg sinh ra – mCu phản ứng = 1,52
\( \to\) 108.2x – 64x = 1,52 \( \to\) x = 0,01
Theo phương trình hóa học \( \Rightarrow {n_{AgN{O_3}}} = 2.0,01=0,02{\rm{ }}\left( {mol} \right)\)
Nồng độ dung dịch AgNO3: \(C{M_{AgN{O_3}}} = {n \over V} = {\rm{ }}{{0,02} \over {0,02}} = 1\left( M \right)\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 9
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Dương
Unit 10: Space travel