Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV. Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Biết rằng đường cong trên hình 14 là pararabol \(y = a{x^2}\)
LG a
Tìm hệ số a
Phương pháp giải:
Thay tọa độ điểm xác định được trên hình vẽ vào hàm số \(y = a{x^2}\) để tìm hệ số \(a.\)
Lời giải chi tiết:
Theo hình 14, điểm đã cho thuộc parabol có tọa độ là \(\left( { - 2;2} \right)\). Tọa độ của điểm này thỏa mãn đẳng thức \(y = a{x^2}\). Do đó, ta có \(a{\left( { - 2} \right)^2} = 2\) hay \(4a = 2\)
Vậy \(a = \dfrac{1}{2}.\)
LG b
Tìm tung độ của điểm M thuộc parabol, biết rằng hoành độ của M là -3
Phương pháp giải:
Thay hoành độ của M vào hàm số tìm được để tìm tung độ
Lời giải chi tiết:
Vì \(a = \dfrac{1}{2}\) nên hàm số đã cho là \(y = \dfrac{1}{2}{x^2}\). Điểm M thuộc đồ thị có hoành độ là \( - 3\) thì tung độ của nó là \(y = \dfrac{1}{2}.{\left( { - 3} \right)^2} = \dfrac{9}{2}\)
LG c
Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 8
Phương pháp giải:
Thay tung độ \(y = 8\) vào hàm số tìm được để tìm hoành độ. Từ đó suy ra các điểm thỏa mãn.
Lời giải chi tiết:
Giả sử điểm \(A\left( {x;8} \right)\) thuộc parabol. Khi đó tọa độ của A thỏa mãn đẳng thức \(y = \dfrac{1}{2}{x^2}.\) Như vậy, \(8=\dfrac{1}{2}x^2\). Do đó, \({x^2} = 16\), suy ra \(\left[ \begin{array}{l}x = - 4\\x = 4\end{array} \right.\)
Vậy các điểm cần tìm là \({A_1}\left( { - 4;8} \right);{A_2}\left( {4;8} \right)\).
Unit 11: Changing roles in society
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON - POLIME
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 9