Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Cho hai phương trình \(2x + y = 4\) và \(3x + 2y = 5\).
a) Tìm nghiệm tổng quát của mỗi phương trình trên.
b) Vẽ các đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trong mỗi một hệ trục tọa độ, rồi xác định nghiệm chung của chúng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Từ phương trình \(ax+by=c\) \((\) với \(b \ne 0)\) rút biến \(y\) theo biến \(x\), ta được: \(y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\). Khi đó nghiệm tổng quát của phương trình trên là:
\(\left\{ \matrix{x \in R \hfill \cr y =-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b} \hfill \cr} \right.\)
b) +) Vẽ hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình đã cho trên cùng một hệ trục tọa độ.
+) Xác định giao điểm. Thử lại tọa độ vào hai phương trình, nếu thỏa mãn thì tọa độ đó là nghiệm chung của hệ hai phương trình.
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
+) \(2x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} = {\rm{ }}4{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}y{\rm{ }} = {\rm{ }} - 2x{\rm{ }} + {\rm{ }}4{\rm{ }}\).
Do đó phương trình có nghiệm dạng tổng quát là:
\(\left\{ \matrix{x \in R \hfill \cr y = - 2{\rm{x}} + 4 \hfill \cr} \right.\)
+) \(3x + 2y = 5 \Leftrightarrow y = - \dfrac{3}{2}x + \dfrac{5}{2}\).
Do đó phương trình có nghiệm tổng quát như sau:
\(\left\{ \matrix{
x \in R\hfill \cr
y = - \dfrac{3}{2}x + \dfrac{5}{2} \hfill \cr} \right.\)
b) +) Vẽ \((d)\): \(y =-2x+ 4\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 4\) được \(A(0; 4)\).
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 2\) được \(B(2; 0)\).
Đường thẳng \((d)\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
+) Vẽ \((d')\): \(y =-\dfrac{3}{2}x+\dfrac{ 5}{2}\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = \dfrac{5 }{2}\), ta được \(M{\left(0;\dfrac{5}{2} \right)}\).
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{5 }{3}\), ta được \(N {\left( \dfrac{5}{3};0 \right)}\).
Đường thẳng \((d')\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M,\ N\).
Hai đường thẳng cắt nhau tại \(D(3; -2)\).
Thay \(x = 3, y = -2\) vào từng phương trình ta được:
\(2 . 3 + (-2) = 4\) và \(3 . 3 + 2 . (-2) = 5\) (thỏa mãn)
Vậy \((3; -2)\) là nghiệm chung của các phương trình đã cho.
QUYỂN 5. SỬA CHỮA XE ĐẠP
Đề thi vào 10 môn Toán An Giang
Tiếng Anh 9 mới tập 1
Đề thi vào 10 môn Toán Sóc Trăng
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)