Đề bài
Một mạch kín tròn (C) bán kính R, đặt trong từ trường đều, trong đó vectơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) lúc đầu có hướng song song với mặt phẳng chứa (C) (Hình 24.4). Cho (C) quay đều xung quanh trục ∆ cố định đi qua tâm của (C) và nằm trong mặt phẳng chứa (C) ; tốc độ quay là ω không đổi.
Xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong (C).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Từ thông: \(\Phi = BS.c{\rm{os}}\alpha \)
+ Suất điện động cảm ứng: \({e_c} = - {{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}\)
+ Diện tích hình tròn: S = πR2
Lời giải chi tiết
Công thức từ thông: \(\Phi = BS.c{\rm{os}}\alpha \); \(\alpha = \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right)\)
Cho (C) quay đều xung quanh trục ∆ cố định đi qua tâm của (C) và nằm trong mặt phẳng chứa (C) ; tốc độ quay là ω không đổi => α(t) = ωt
=>Từ thông tại thời điểm t: Φ(t) = BScosωt
Suất điện động cảm ứng: \({e_c}\; = \; - {{\Delta \Phi \left( t \right)} \over {\Delta t}} = - \Phi '\left( t \right) = \omega BS.\sin \omega t\)
=> Suất điện động cảm ứng cực đại : \({e_{C\max }} = \omega BS = \omega B\left( {\pi {R^2}} \right)\).
B - ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Chủ đề 1: Cân bằng hóa học
CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11