Chủ đề 5. Bảo vệ của công

Bài 5. Bảo vệ của công - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Khởi động
Khám phá 1
Khám phá 2
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Luyện tập 4
Vận dụng 1
Vận dụng 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Khởi động
Khám phá 1
Khám phá 2
Luyện tập 1
Luyện tập 2
Luyện tập 3
Luyện tập 4
Vận dụng 1
Vận dụng 2

Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 31 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Những tài sản nào trong các bức tranh trên được gọi là của công?

- Hãy kể tên các tài sản là của công khác mà em biết

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát kĩ các bức tranh và dựa vào khái niệm sau để trả lời câu hỏi

Của công được hiểu là những món đồ/đồ dùng thuộc quyền sở hữu của nhiều người (ngoài phạm vi gia đình)

Lời giải chi tiết:

- Những tài sản là của công

(2) nhà văn hóa

(4) công viên

(6) lớp học

(7) sân vận động

(8) sân bóng rổ

- Một số tài sản là của công khác:

  • Ghế đá ở sân trường
  • Đèn đường
  • Vườn hoa của khu phố

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 32 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công

Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu các biểu hiện của bảo vệ của công

- Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công khác mà em biết

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Hành động của Dũng là biểu hiện bảo vệ của công. Dũng đã ngăn không cho các bạn vẽ bậy lên bàn học

b. Hành động của Lân và các bạn là biểu hiện bảo vệ của công. Các bạn cùng nhau lau sạch bức tường dọc hai bên đường thôn

c. Hành động của Hoa là biểu hiện bảo vệ của công. Hoa có ý thức giữ gìn các dụng cụ của trường và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn

d. Hành động của Ly là biểu hiện bảo vệ của công. Ly đã có ý thức giữ gìn chiếc xe tập thể dục ở công viên và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn

Một số biểu hiện bảo vệ của công khác:

- Sử dụng cẩn thận máy tính ở phòng thực hành tin học của trường

- Giữ gìn cẩn thận các cuốn sách mượn từ thư viện

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 33 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Khám phá vì sao phải bảo vệ của công

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

Ghế đá kêu đau

Hằng năm, ở trường tôi, mỗi khóa học sinh cuối cấp đều tặng cho nhà trường một bộ bàn ghế đá làm kỉ niệm.

Những chiếc bàn, chiếc ghế nhẵn nhụi, bóng láng được đặt dưới bóng cây bàng, cây phượng mát rượi. Đây là nơi chúng tôi ngồi nói chuyện, vui đùa những lúc ra chơi hay những lần đi dọn vệ sinh trường, cũng là nơi mà các thầy cô giáo ngồi lại nói chuyện trong những giờ giải lao.

Nhưng gần đây, những chiếc bàn, chiếc ghế đá ấy đã bị một số bạn học sinh dùng vật nhọn khắc lên nhiều hình thù kì quái. Tệ hơn, các bạn còn dùng bút xóa để viết, vẽ bậy lên với những từ ngữ không đẹp. Dần dần, những chiếc bàn, ghế ấy bị sứt mẻ, xấu xí. Mặc dù nhà trường đã có biện pháp ngăn chặn nhưng “những nhà điêu khắc vô danh” ấy vẫn lén lút hoạt động.

(Theo Lê Thị Diễm Thu,

Báo Thiếu niên Tiền phong, Chủ nhật, số 37/2011)

- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá? Việc làm đó gây ra hậu quả gì?

- Theo em, vì sao phải bảo vệ của công?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Việc làm của các bạn học sinh đối với bộ ghế đá là những việc làm không đúng. Các bạn không có ý thức bảo vệ của công. Việc làm của các bạn học sinh khiến cho bộ bàn ghế đá ngày càng trở nên xấu xí và sứt mẻ.

- Cần phải bảo vệ của công vì đó là những tài sản của chung, mỗi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ. Việc bảo vệ của công giúp cho các tài sản chung được giữ gìn

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 34 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình

Lời giải chi tiết:

- Em đồng ý với ý kiến của Lâm. Vì việc bảo vệ của công là thể hiện trách nhiệm của mỗi người.

- Em không đồng ý với ý kiến của Nga. Vì không phải sử dụng theo ý thích mà cần phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ khi sử dụng

- Em không đồng ý với ý kiến của Phúc. Vì bảo vệ của công là trách nhiệm của tất cả mọi người

- Em đồng ý với ý kiến của Trang. Vì bảo vệ của công giúp môi trường công cộng sạch đẹp, cuộc sống trở nên văn minh hơn

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 34 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Bạn nào biết bảo vệ của công, bạn nào chưa biết bảo vệ của công? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và đọc các tình huống để nêu nhận xét của mình

Lời giải chi tiết:

1. Hành động của bạn nhỏ trong tranh là chưa bảo vệ của công. Vì bạn ấy sử dụng nước rửa tay ở trường xong không tắt đi.

2. Hành động của Mai là biết bảo vệ của công. Vì bạn ấy không giẫm lên bãi cỏ mà đi vòng lối khác.

3. Hành động của bạn nữ trong tranh là biết bảo vệ của công. Vì bạn ấy đã ngăn em mình vẽ lên bảng tin chung của khu phố

4. Hành động của bạn nữ trong tranh là chưa biết bảo vệ của công. Vì bạn ấy đã tự ý viết vào sách ở thư viện

5. Hành động của 2 bạn trong tranh là chưa biết bảo vệ của công. Vì các bạn ấy đang vẽ, khắc lên thân cây của làng. Việc làm này sẽ khiến thân cây trở nên xấu xí, có thể ảnh hưởng đến sự sống của cái cây

6. Hành động của 2 bạn trong tranh là chưa biết bảo vệ của công. Vì các bạn ấy đang đu lên chiếc khung thành ở sân bóng. Việc làm của các bạn sẽ khiến cho khung thành bị hư hỏng

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 35 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Xử lí tình huống

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp

Lời giải chi tiết:

a. Nếu là Hiền, em sẽ nói với Lan: “Vì đây là tài sản chung của trường nên chúng mình có trách nhiệm phải giữ gìn và bảo vệ Lan ạ”

b. Nếu là Hậu, em sẽ nói với Long: “Vì cây xoài này là của chung nên chúng mình có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn Long ạ. Tớ nghĩ chúng mình không nên làm như vậy đâu. Đó là phá hoại của công đấy!”

c. Nếu là Hải, em sẽ nói với Loan: “Em không nên làm vậy. Để có được những bông hoa đẹp thế này, các bác, các cô đã phải làm việc rất vất vả. Vì thế, mọi người cần phải biết giữ gìn chứ không được ngắt hoa”

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 36 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các hành vi dưới đây? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các hành vi và đưa ra cách xử lí phù hợp

Lời giải chi tiết:

a. Em sẽ nhắc nhở bạn ấy không được làm như vậy. Ghế đá là tài sản chung của trường nên mọi người đều có trách nhiệm phải giữ gìn.

b. Em sẽ nhắc nhở các bạn ấy không được làm như vậy. Hoa trong khuôn viên nhà văn hóa là tài sản chung của khu phố. Mọi người đã cùng nhau trồng và chăm sóc nên các bạn ấy không được hái hoa.

c. Em sẽ nhắc nhở em nhỏ không được làm như vậy. Bức tượng có thể sẽ bị hỏng nếu như em ấy cứ trèo lên. Đó là tài sản chung nên em nhỏ cần giữ gìn, bảo vệ

d. Em sẽ nhắc nhở các bạn không được làm như vậy. Chậu hoa là tài sản chung của lớp, nếu các bạn ấy chẳng may đá vào chậu hoa thì sẽ bị hỏng. Các bạn ấy có trách nhiệm phải giữ gìn tài sản chung ấy chứ không được phá hoại

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 36 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Chia sẻ những việc em đã chứng kiến hoặc đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ của công

Phương pháp giải:

Em liên hệ thực tế để thực hiện bài tập

Lời giải chi tiết:

- Giữ gìn vệ sinh lớp học

- Không vẽ bậy lên bàn học

- Sử dụng cẩn thận các dụng cụ học tập môn giáo dục thể chất

- Tham gia dọn vệ sinh khu phố hàng tháng

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 36 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức

Em hãy:

- Tìm hiểu và nhận xét về ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp của các bạn học sinh trong trường và đề xuất các biện pháp để bảo vệ các tài sản đó.

- Ghi lại kết quả làm việc theo mẫu gợi ý:

Phương pháp giải:

Em liên hệ thực tế tại trường học của mình và ghi lại kết quả theo mẫu

Lời giải chi tiết:

Nhóm 1

PHIẾU GHI CHÉP

1. Tên tài sản: phòng học, bàn ghế, ghế đá, dụng cụ học tập môn giáo dục thể chất,…

2. Kết quả quan sát:

- Các hành vi góp phần bảo vệ tài sản trường, lớp

+ Vệ sinh lớp học cuối mỗi buổi học

+ Lau dọn bàn ghế mỗi tháng

+ Sử dụng cẩn thận các dụng cụ học tập môn giáo dục thể chất

- Các hành vi gây tổn hại tới tài sản trường, lớp

+ Dính bã kẹo cao su lên ghế đá

+ Hái hoa tại vườn hoa của trường

+ Vẽ bậy lên bàn học

- Đánh gá chung về ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp của các bạn học sinh trong trường

Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều có ý thức bảo vệ tài sản chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn thiếu ý thức, chưa biết bảo vệ tài sản chung.

3. Biện pháp bảo vệ tài sản trường, lớp

- Tuyên truyền, vận động tất cả các bạn học sinh cùng có ý thức bảo vệ tài sản chung của trường, lớp

- Nhắc nhở các bạn chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved