Bài 44-45.9
Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
A. Phương bất kì.
B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
D. Giữ nguyên phương cũ.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Tia sáng vào một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính cho tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
Lời giải chi tiết:
Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì, theo phương song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
Chọn đáp án: B
Bài 44-45.10
Chọn câu đúng.
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:
A. loe rộng dần ra.
B. thu nhỏ lại dần.
C. bị thắt lại.
D. trở thành chum tia song song.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Chùm tia sáng qua thấu kính phân kì là chùm phân kì.
Lời giải chi tiết:
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ loe rộng dần ra.
Chọn đáp án: A
Bài 44-45.11
Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy gì?
A. Có lúc ta thu được ảnh thật, có lúc ta thu được ảnh ảo.
B. Nếu đặt ngọn nến ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính ta sẽ thu được ảnh thật.
C. Ta chỉ thu được ảnh ảo, nếu đặt ngọn nến trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
D. Ta luôn luôn thu được ảnh ảo dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: ảnh qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo.
Lời giải chi tiết:
Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy luôn luôn thu được ảnh ảo dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào vì ảnh qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo.
Chọn đáp án: D
Bài 44-45.12
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: ảnh qua một thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Lời giải chi tiết:
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến vì ảnh qua một thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Chọn đáp án: B
Bài 44-45.13
Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
A. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
D. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về ảnh của vật qua thấu kính.
Lời giải chi tiết:
Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
Chọn đáp án: B
Âm nhạc
Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh
CHƯƠNG 3: QUANG HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9