Đề bài
Một mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua hai đường sinh của hình nón, cắt mặt đáy hình nón theo một dây cung có độ dài gấp k lần đường cao hình nón. Tính góc \(\varphi \) giữa mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) và mặt đáy hình nón nếu \(\varphi \) bằng nửa góc tạo bởi hai đường sinh của hình nón nằm trên mp(\(\alpha \)).
Lời giải chi tiết
Giả sử O là tâm của đáy hình nón và mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua hai đường sinh SA, SB.
Gọi I là trung điểm của AB thì \(OI \bot AB\) và \(SI \bot AB,\) từ đó \(\widehat {SIO}\) = \(\varphi \). Theo giả thiết \(\varphi \) = \(\widehat {ISB}\).
Từ tam giác vuông SIO, ta có \(\sin \varphi = {{SO} \over {SI}}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,(1)\)
Từ tam giác vuông SIB, ta cũng có \(\tan \varphi = {{IB} \over {SI}}\;\;\;\;\;(2)\)
Từ (1) và (2) suy ra \({{\sin \varphi } \over {\tan \varphi }} = {{SO} \over {IB}} = {{SO} \over {{k \over 2}SO}} = {2 \over k}.\)
Vậy \(\cos \varphi = {2 \over k}.\)
Chương 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Chương 3. AMIN. AMINO AXIT. PROTEIN
SBT tiếng Anh 12 mới tập 2
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12