Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Không cần vẽ hình, hãy cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau đây và giải thích vì sao:
a) \(\left\{\begin{matrix} y = 3 - 2x & & \\ y = 3x - 1 & & \end{matrix}\right.\);
b) \(\left\{\begin{matrix} y = -\dfrac{1}{2}x+ 3 & & \\ y = -\dfrac{1}{2}x + 1 & & \end{matrix}\right.\);
c) \(\left\{\begin{matrix} 2y = -3x & & \\ 3y = 2x & & \end{matrix}\right.\);
d) \(\left\{\begin{matrix} 3x - y = 3 & & \\ x - \dfrac{1}{3}y = 1 & & \end{matrix}\right.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta biến đổi các hệ phương trình đã cho về dạng \(\left\{ \begin{array}{l}y = ax + b\\y = a'x + b'\end{array} \right.\)
Gọi đường thẳng \((d):y=ax+b \) và đường thẳng \((d'): y=a'x+b' \). Ta so sánh các hệ số \(a,\ a'\); \(b,\ b'\).
+) Nếu \(a \ne a'\) thì \(d\) cắt \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho có một nghiệm duy nhất.
+) Nếu \(a=a',\ b \ne b'\) thì \(d\) song song với \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho vô nghiệm.
+) Nếu \(a=a',\ b=b'\) thì \(d\) trùng với \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho có vô số nghiệm.
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} y = 3 - 2x & & \\ y = 3x - 1 & & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} y = -2x + 3 \, (d) & & \\ y = 3x - 1 \, (d') & & \end{matrix}\right.\)
Ta có \(a = -2, a' = 3\) nên \(a ≠ a'\).
Do đó hai đường thẳng \( (d)\) và \((d')\) cắt nhau nên hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.
b) Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} y = -\dfrac{1}{2}x+ 3 \, (d) & & \\ y = -\dfrac{1}{2}x + 1 \, (d') & & \end{matrix}\right.\)
Ta có \(a = -\dfrac{1}{2},b = 3 \) và \(a' = -\dfrac{1}{2}, b' = 1\) nên \(a = a', b ≠ b'\).
Do đó hai đường thẳng \( (d)\) và \((d')\) song song nên hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
c) Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} 2y = -3x & & \\ 3y = 2x & & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} y = -\dfrac{3}{2}x \, (d) & & \\ y = \dfrac{2}{3}x\, (d') & & \end{matrix}\right.\)
Ta có \(a = -\dfrac{3}{2}, a' = \dfrac{2}{3}\) nên \(a ≠ a'\)
Do đó hai đường thẳng \( (d)\) và \((d')\) cắt nhau nên hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.
d) Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} 3x - y = 3 & & \\ x - \dfrac{1}{3}y = 1 & & \end{matrix}\right.\) ⇔\(\left\{\begin{matrix} y = 3x - 3 & & \\ \dfrac{1}{3}y = x - 1 & & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} y = 3x - 3\, (d) & & \\ y = 3x - 3 \, (d')& & \end{matrix}\right.\)
Ta có \(a = 3,\ b = -3 \) và \(a' = 3,\ b' = -3\) nên \(a = a',\ b = b'\).
Do đó hai đường thẳng \( (d)\) và \((d')\) trùng nhau nên hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc
Bài 2: Tự chủ
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê
Tải 20 đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Anh 9 mới